Những quan niệm sai lầm thường gặp về ung thư phổi

Bệnh ung thư phổi được nhiều người quan tâm tìm hiểu nhưng vẫn còn rất nhiều hiểu lầm về căn bệnh này.

Nhung quan niem sai lam thuong gap ve ung thu phoi

Tại Việt Nam năm 2020, ung thư phổi là nguyên nhân dẫn đến 23.667 số ca mắc mới. Ảnh: Newscrab.

Ung thư phổi là một trong những bệnh lý ung thư thường gặp nhất. Theo Globocan 2020, ung thư phổi đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc và tử vong trên toàn thế giới. Tại Việt Nam năm 2020, ung thư phổi là nguyên nhân dẫn đến 23.667 số ca mắc mới (14,4%) và 20.710 ca tử vong (18%) hàng năm, đứng hàng thứ 2, chỉ sau ung thư gan.

Đây bệnh lý thường gặp nhưng vẫn có rất nhiều hiểu lầm về ung thư phổi cần được làm rõ.

Nếu không hút thuốc, bạn sẽ không mắc ung thư phổi

Theo các bác sĩ khoa Nội 2, Bệnh viện K Trung ương, đa số bệnh nhân ung thư phổi liên quan tiền sử hút thuốc lá. Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học, ít nhất 250 chất đã được biết là gây hại tới sức khỏe. Trong 250 chất này, ít nhất 69 chất gây ung thư. Tuy nhiên, khoảng 10-15% bệnh nhân ung thư phổi chưa từng hút thuốc lá.

Trong một nghiên cứu gần đây, các tác giả tổng hợp trên gần 130.000 bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán từ năm 2011 đến 2016 tại Mỹ, kết quả cho thấy tại thời điểm chẩn đoán ung thư phổi, 15,7% bệnh nhân nữ và 9,6% bệnh nhân nam chưa từng hút thuốc lá.

Tại Việt Nam, phần nhiều phụ nữ không có thói quen hút thuốc lá. Tuy nhiên, năm 2018, nước ta có tới gần 7.000 ca ung thư phổi mới phát hiện ở nữ giới. Như vậy, hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi và nhiều người không hút thuốc nhưng tiếp xúc khói thuốc hay hút thuốc lá thụ động vẫn mắc căn bệnh này.

Không có biện pháp nào giúp sàng lọc ung thư phổi

Sàng lọc ung thư là biện pháp giúp phát hiện ung thư tiềm ẩn hay thương tổn tiền ung thư để điều trị sớm, với mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong do căn bệnh này. Chúng ta có những biện pháp sàng lọc rất hữu hiệu đối với một số bệnh ung thư, ví dụ khám lâm sàng và chụp X-quang tuyến vú trong sàng lọc ung thư vú, làm phiến đồ cổ tử cung trong sàng lọc ung thư cổ tử cung…

Trong bệnh lý ung thư phổi, để sàng lọc, phát hiện sớm ung thư phổi, chụp cắt lớp vi tính đa dãy liều thấp (low-dose CT scan) giúp giảm tới 20% tỷ lệ tử vong do ung thư phổi.

Các trường hợp nguy cơ cao dưới đây nên sàng lọc ung thư phổi:

  • Tuổi 55-74, có thể trạng tốt và đang hút thuốc lá (hoặc mới bỏ thuốc lá chưa đến 15 năm).
  • Tiền sử hút thuốc lá lâu năm, tần suất lặp lại nhiều như một bao/ngày.
  • Nhung quan niem sai lam thuong gap ve ung thu phoi-Hinh-2

    Trong bệnh lý ung thư phổi, để sàng lọc - phát hiện sớm ung thư phổi, chụp cắt lớp vi tính đa dãy liều thấp (low-dose CT scan) giúp giảm tới 20% tỷ lệ tử vong do ung thư phổi. Ảnh: Newscrab.

    Ngoài phương án chụp CT liều thấp, tất cả phương án khác như chụp X-quang, làm xét nghiệm trên đờm, xét nghiệm các chỉ điểm ung thư trong máu… đều chưa chứng minh được lợi ích trong việc sàng lọc ung thư phổi cũng như giảm tỷ lệ tử vong.

    Chẩn đoán ung thư phổi đồng nghĩa với án tử

    Đối với nhiều người, việc phát hiện ung thư phổi khiến tâm lý suy sụp và nghĩ rằng “án tử” đang tới rất gần. Thực tế không phải như vậy, ung thư phổi giai đoạn sớm, tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân không tế bào nhỏ giai đoạn IA, IB, IIA, IIB lần lượt là 85%, 72%, 65% và 56%. Ngay cả đối với bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn IV, với những tiến bộ gần đây, nhiều người bệnh vẫn sống thêm lâu dài và có chất lượng cuộc sống tốt, ít độc tính mắc phải do điều trị.

    Như vậy, ung thư phổi không phải là bản án tử dành cho bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên có thái độ bất cần, coi thường bệnh ung thư. Càng phát hiện sớm càng giúp tăng hiệu quả của điều trị.

    Động "dao kéo" làm tăng nhanh di căn và dẫn đến tử vong sớm

    Đây là hiểu lầm phổ biến, không chỉ gặp trong ung thư phổi mà còn trong rất nhiều bệnh lý ung thư khác. Thực tế hoàn toàn ngược lại. Đối với đa số loại ung thư, phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng nhất để cứu chữa bệnh nhân ung thư ở giai đoạn sớm.

    Hậu quả của hiểu lầm này cũng rất nguy hiểm. Bệnh nhân sợ hãi, trốn tránh phẫu thuật, thử dùng thuốc nhiều nơi. Khi bệnh nặng, họ mới vào viện. Thời điểm vàng của quá trình điều trị trôi qua, thời cơ chữa khỏi bệnh bằng phẫu thuật cũng mất.

    Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt. Nếu phẫu thuật không đạt được triệt căn, không tuân thủ theo các nguyên tắc phẫu thuật ung thư, chúng ta đã gặp thất bại bước đầu trong điều trị. Đôi khi, điều này dẫn đến khó khăn cho những điều trị tiếp theo bởi sự suy giảm về thể trạng bệnh nhân sau phẫu thuật.

    Người bệnh đừng ngần ngại thảo luận với bác sĩ điều trị về những lợi ích, nguy cơ của cuộc phẫu thuật. Không thành công nào dễ dàng đến, cũng không phương án điều trị nào không có nguy cơ tai biến. Bạn đừng sợ hãi cuộc phẫu thuật mà hãy trao đổi với bác sĩ và lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để sẵn sàng hơn cho điều trị. Trong cuộc chiến chống ung thư, người thầy thuốc và bệnh nhân là trên cùng một "chiến tuyến".

    Tôi đã quá nhiều tuổi nên không điều trị được ung thư phổi

    Nhiều bệnh nhân ung thư phổi lớn tuổi khá băn khoăn liệu mình có thể điều trị hay chịu đựng được các tác dụng phụ của điều trị. Yếu tố về tuổi là chưa đủ để đánh giá sức khỏe chung của một bệnh nhân. Bên cạnh tuổi, đó là thể trạng chung của bệnh nhân, khả năng hoạt động thể lực và thực hiện các sinh hoạt thường ngày, bệnh lý kèm theo...

    Trong bệnh lý ung thư phổi, bên cạnh những điều trị kinh điển (phẫu thuật, hóa chất, xạ trị), với những tiến bộ gần đây về điều trị đích và miễn dịch (2 phương án điều trị toàn thân có ít tác dụng phụ và có thể điều trị trên nhóm bệnh nhân cao tuổi), các bệnh nhân lớn tuổi đừng quá lo lắng. Yếu tố tuổi tác không phải là chống chỉ định của điều trị ung thư phổi.

    Để phòng tránh cũng như phát hiện sớm ung thư phổi, hãy nói không với hút thuốc lá, thực hiện sàng lọc bằng chụp cắt lớp vi tính đa dãy liều thấp đối với trường hợp nguy cơ cao. Khi được chẩn đoán ung thư phổi, các bạn hãy bình tĩnh, đừng vội suy sụp bởi ung thư không phải là án tử, rất nhiều phương án điều trị có thể giúp bạn.

    Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những con người vượt qua bệnh tật và những trang sách yêu mến cuộc sống ở tuyển tập sách của Zing.

    Phát hiện ung thư giai đoạn cuối với triệu chứng tưởng đơn giản

    Nhiều tháng đau mỏi vai phải, cổ, cánh tay bên phải nhưng người bệnh không đi khám. Cuối cùng khi đến viện, ông đã phải nhận kết quả ung thư giai đoạn cuối.

    BS Đào Mạnh Phương - Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, thông tin Trung tâm đang điều trị cho bệnh nhân 51 tuổi, có kết quả ung thư giai đoạn cuối.

    BS Phương cho biết thêm, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị, hút thuốc lào, thuốc lá hơn 40 năm. 3 tháng nay, bệnh nhân đau mỏi vùng vai phải, cổ, cánh tay bên phải… nhưng không đi khám. Sau đó, người bệnh ho nhiều, khạc đờm trắng đục, tình trạng đau nhức nhiều hơn nên đi kiểm tra. Kết quả chụp cắt lớp vi tính vùng ngực phát hiện ung thư phổi giai đoạn 4. Bệnh nhân có nhiều hạch, tổn thương cột sống ngực, xương bả vai phải và xương sườn...

    BS Phương cho biết, bệnh nhân đã di căn xương nên đau nhiều, tự dùng thuốc giảm đau tại nhà không hiệu quả và u phổi đã gây đau tức ngực, ho nhiều… Ngoài ra, bệnh nhân ung thư đã di căn giai đoạn muộn, do đó, mục tiêu điều trị phù hợp là kéo dài được thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

    Tuy nhiên, nam bác sĩ cho biết thêm, bệnh nhân cần làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác xem thuộc loại ung thư phổi nào cũng như tình trạng di căn để có phương án điều trị thích hợp.

    Ung thư phổi là tình trạng các tế bào ác tính xuất phát từ phổi, thường từ lớp tế bào lót lòng đường thở. Đây là loại ung thư nguy hiểm hàng đầu vì diễn tiến âm thầm và khó phát hiện. Hầu hết người bệnh đều đến viện ở giai đoạn muộn, điều trị khó khăn kèm theo gánh nặng kinh tế. Ước tính mỗi năm có khoảng 1,8 triệu ca tử vong trên toàn cầu do ung thư phổi.

    Chỉ riêng trong năm 2020, Việt Nam có thêm 26.262 người mắc ung thư phổi và có hơn 23.000 trường hợp tử vong. Con số này xếp vị trí 56/185 trên thế giới và top đầu ở khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là bệnh ung thư đứng hàng số 2 tại nước ta về tỷ lệ mới mắc và tử vong. Ở giai đoạn đầu, hầu hết trường hợp mắc ung thư phổi đều không có triệu chứng điển hình nên rất khó nhận biết, dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.

    ThS.BS Lê Văn Long - Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, 5 triệu chứng hay gặp nhất bạn cần đi khám ngay gồm:

    - Ho kéo dài không rõ nguyên nhân: Với tất cả trường hợp ho kéo dài trên 2 tuần, đã điều trị nhưng không có hiệu quả.

    - Ho máu: Là một dấu hiệu nguy hiểm cần phải được phát hiện sớm và xử trí ngay. Thường được mô tả là ho ra đờm nhuốm ít máu đỏ tươi, trong vài ngày liên tiếp, thậm chí số lượng máu tăng dần theo thời gian.

    - Đau ngực: Đôi khi chỉ đau âm ỉ, đau tăng lên khi ho, thường đau một bên ngực hoặc có thể lan lên vai, lan ra sau lưng.

    - Khó thở: Là triệu chứng khá thường gặp trong ung thư phổi. Mới đầu có thể khi vận động mạnh, leo cầu thang, khi bệnh tiến triển gây khó thở liên tục, ngay cả khi nghỉ ngơi.

    - Gầy sút cân, mệt mỏi: Đôi khi những người mắc ung thư phổi thường không ho hay đau ngực, chỉ thấy xuất hiện cảm giác chán ăn, ăn không ngon kéo dài, gầy sút từ vài kg tới 5-6kg trong 1,2 tháng.

    Giật mình tổn thương “tiền ung thư” báo động, nhiều người thờ ơ

    Bỏ qua những tổn thương “tiền ung thư”, nhiều người lỡ mất “giai đoạn vàng” chữa bệnh. Thực vậy, phát hiện và can thiệp sớm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị.

    Giat minh ton thuong “tien ung thu” bao dong, nhieu nguoi tho o
     Tiểu Hồ (32 tuổi, ở Trung Quốc) thường cảm thấy đau chân. Nghĩ bản thân bị căng cơ vì hoạt động quá sức nên anh không quan tâm nhiều. Gần đây, tình trạng ngày càng chuyển biến xấu nên Tiểu Hồ dùng thuốc thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm đau. Dù vậy, tình hình sức khỏe không tốt lên mà còn trầm trọng hơn. Khám ở viện, anh bàng hoàng nhận kết quả mắc ung thư xương. (Ảnh: Toutiao)

    3 thói quen nhiều người mắc gây tử vong nhanh hơn hút thuốc

    Theo các chuyên gia sức khỏe, có ba thói quen cực nhiều người mắc phải được thống kê là dễ gây tử vong hơn cả hút thuốc lá.

    Hút thuốc lá làm tăng tốc độ lão hóa, tăng nguy cơ cao huyết áp và ung thư, cực kỳ có hại cho cơ thể. Thế nhưng, theo các chuyên gia sức khỏe, có một số thói quen xấu còn có hại cho cơ thể hơn là hút thuốc.
    Cụ thể, ba thói quen dưới đây được thống kê là dễ gây tử vong hơn cả hút thuốc lá.