Nhân viên trạm khuyến nông nhận tiền chạy việc lĩnh án 13 năm tù

(Kiến Thức) - H Băn Niê Kđăm - nhân viên Trạm khuyến nông huyện Krông Búk, Đắk Lắk lĩnh 13 năm tù vì nhận tiền chạy việc cho nhiều người đồng bào. 

Sáng 15/9, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo H Băn Niê Kđăm (36 tuổi, trú tại xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhan vien tram khuyen nong nhan tien chay viec linh an 13 nam tu
Bị cáo tại phiên tòa. 
Theo cáo trạng, từ năm 2015 đến năm 2016, H Băn Niê Kđăm là nhân viên hợp đồng của Trạm khuyến nông huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.
Trong thời gian này, H Băn biết được nhiều người đồng bào có nhu cầu xin việc cho con em được đi dạy học tại các trường trên tỉnh Đắk Lắk nên đã nảy sinh ý định lừa đảo để chiếm đoạt tài sản.
Mặc dù bản thân không có chức năng tuyển dụng, nhưng H Băn đã đưa ra thông tin gian dối là có nhiều mối quan hệ quen biết với lãnh đạo các cơ quan Nhà nước trong và ngoài nhành Giáo dục nên có thể xin đi dạy học cho con em của họ.
H Băn đã lừa và chiếm đoạt của năm người trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk với tổng số tiền 525 triệu đồng. 
Tại phiên tòa, H Băn Niê Kđăm thừa nhận hành vi vi phạm của mình và gửi lời xin lỗi đến các bị hại. HĐXX đã tuyên phạt bị cáo H Băn Niê Kđăm 13 năm tù giam.

Cảnh báo nhiều chiêu lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng

Covid-19, corona: Các ngân hàng lớn như Agribank, Vietinbank cho biết đang xuất hiện nhiều chiêu thức lừa đảo mới như đăng ký vay vốn, cung cấp thông tin liên quan dịch Covid-19.

Mới đây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) thông báo có một số đối tượng thông qua các website, mạng xã hội giả mạo, lợi dụng thương hiệu của nhà băng này để tiến hành thu thập, đánh cắp thông tin, lừa đảo khách hàng.

Các đối tượng trên yêu sử dụng hình thức gửi tin nhắn, đường link với nội dung như mẫu đăng ký vay vốn trực tuyến; thông báo khách hàng đã trúng thưởng, nhận được tiền từ nước ngoài. Sau đó, chúng yêu cầu khách hàng truy cập vào đường link giả mạo và cung cấp các thông tin về tên truy cập, mật khẩu truy cập, mã OTP, thông tin thẻ hoặc các thông tin cá nhân khác để xác nhận.

Những chiêu giả mạo website, tin nhắn, tổng đài ngân hàng để lừa đảo

Người dùng tuyệt đối không không đăng nhập tài khoản ngân hàng điện tử từ các website và ứng dụng lạ; không tiết lộ username, mật khẩu truy cập, mã PIN, mã OTP, số thẻ, số tài khoản cho bất cứ ai.

Nhung chieu gia mao website, tin nhan, tong dai ngan hang de lua dao

Giao diện của một website giả mạo

Trước những hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi nhằm đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, chiếm đoạt tiền trong tài khoản, nhiều ngân hàng đã liên tiếp lên tiếng cảnh báo.

Vạch trần mánh khóe đa cấp tinh vi...Thiên Rồng Việt lừa hơn 10 ngàn người

(Kiến Thức) - Vận dụng mánh khóe đa cấp tinh vi, Nguyễn Hữu Tiến và các đồng phạm đã lôi kéo được 10.126 nhà đầu tư tham gia, với tổng số tiền đầu tư là hơn 460 tỷ đồng. Các đối tượng khai nhận đã chiếm hưởng số tiền hơn 40 tỷ đồng.

Ngày 23/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) cho biết, đang điều tra vụ án “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” liên quan đến bị can Nguyễn Hữu Tiến (36 tuổi, ở huyện Bình Chánh, TP HCM), Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Thiên Rồng Việt và Công ty OTCMAX.
Vach tran manh khoe da cap tinh vi...Thien Rong Viet lua hon 10 ngan nguoi

Bị can Nguyễn Hữu Tiến. 

Theo điều tra của cơ quan Công an, trong khoảng thời gian từ tháng 12/2015 đến tháng 7/2018, Nguyễn Hữu Tiến (SN 1984, trú tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP HCM, là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Thiên Rồng Việt và Công ty OTCMAX) và các đồng phạm gồm: Nguyễn Hồng Quân, Phạm Việt Sơn, Phạm Thị Phương Thư) đã thành lập các Công ty cổ phần đầu tư Thiên Rồng Việt, Công ty cổ phần OTCMAX, Công ty cổ phần VNCOINS và Công ty cổ phần ALLUNEE.

Sau đó, các đối tượng còn đưa ra thông tin không đúng sự thật về hoạt động của các công ty trên nhằm lừa dối, lôi kéo các nhà đầu tư tham gia góp nộp tiền đầu tư. Các đối tượng đã thông qua việc sử dụng mạng internet, tạo lập các trang web như "thienrongviet.com, otcmax.vn, vncoin.vn" để quảng bá hình ảnh, in ấn các tạp chí, ấn phẩm, tổ chức nhiều buổi hội thảo, hội nghị khách hàng, đưa ra các thông tin không đúng sự thật về các dự án đầu tư, hứa hẹn trả lãi suất cao, hoa hồng hấp dẫn, tạo dựng lòng tin, huy động nhà đầu tư góp vốn vào công ty theo hình thức đa cấp.

Thực chất, Nguyễn Hữu Tiến và các đồng phạm đã lấy tiền của các nhà đầu tư sau để trả một phần gốc và lãi cho các nhà đầu tư trước trong thời gian ban đầu. Sau đó, các đối tượng không trả lãi và hoa hồng nữa mà chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.

Bằng thủ đoạn trên, Nguyễn Hữu Tiến và các đồng phạm đã lôi kéo được 10.126 nhà đầu tư tham gia, với tổng số tiền đầu tư là hơn 460 tỷ đồng. Các đối tượng khai nhận đã chiếm hưởng số tiền hơn 40 tỷ đồng.

>>> Xem thêm video: Làm quen trên Zalo để chiếm đoạt tài sản