Nhà nước khống chế, kiểm soát giá sách giáo khoa

Lần đầu tiên sách giáo khoa được đưa vào diện Nhà nước định giá, kiểm soát giá và Nhà nước sẽ quy định giá bán tối đa (giá trần).

Chiều 2/11, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa uỷ quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Luật Giá (sửa đổi) với điểm mới ở lần sửa đổi này là sách giáo khoa được lần đầu đưa vào diện Nhà nước định giá, kiểm soát giá.
Nha nuoc khong che, kiem soat gia sach giao khoa
 Bộ trưởng Bộ Tài chính trình dự thảo Luật giá sửa đổi. Ảnh: QH.
Theo Dự thảo, Nhà nước sẽ quy định giá bán tối đa (giá trần), không ấn định giá cụ thể để các đơn vị phát hành sách quyết định giá bán. Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, điều này nhằm tạo tính cạnh tranh, góp phần hạ giá bán sách giáo khoa và bảo đảm lợi ích người dân.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Nguyễn Phú Cường thay mặt cơ quan thẩm tra cho biết, sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng rất rộng và tác động trực tiếp tới người dân, trong đó có người thu nhập thấp.
Dự luật cần quy định bổ sung việc kiểm soát chặt tổ chức thực hiện, tuyệt đối không thông đồng giá. "Cần thiết phải kiểm soát, khống chế giá mặt hàng này để bảo đảm không tác động tiêu cực đến người tiêu dùng. bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, nhất là người nghèo", ông Cường cho hay. 
Một trong những nội dung đáng lưu ý của tờ trình là Chính phủ đề nghị tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, khác với các quỹ tài chính khác, Quỹ bình ổn giá xăng dầu được hình thành, quản lý nhằm góp phần bình ổn giá xăng dầu, không phát sinh bộ máy, và không quản lý tập trung.
Trong thời gian vừa qua, quỹ này phát huy tác dụng tích cực, hiệu quả giúp mặt hàng này trong nước không tăng sốc, góp phần kiềm chế lạm phát.
Thay mặt cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Nguyễn Phú Cường cũng đồng tình vẫn cần duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu. Bởi quỹ này là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, tức là biện pháp kinh tế, không phải can thiệp hành chính. Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, việc bỏ quỹ là chưa phù hợp.
Tuy nhiên, đa số ý kiến trong Uỷ ban Tài chính ngân sách đề nghị việc duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu nên có thời hạn và thời điểm, tiến tới phải vận hành theo thị trường. Việc điều hành Quỹ Bình ổn giá xăng dầu phải linh hoạt, hiệu quả, kịp thời hơn; có cơ chế giám sát chặt chẽ nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng quỹ. 
Trong tờ trình dự thảo Luật Giá (sửa đổi), Chính phủ đưa ra khỏi danh mục 14 nhóm hàng hoá, dịch vụ và bổ sung 2 hàng hoá, dịch vụ vào danh mục, gồm sách giáo khoa, hàng hoá dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh. Tuy vậy, số lượng hàng hoá Nhà nước định giá vẫn nhiều.
Cơ quan thẩm tra lo ngại, Nhà nước định giá nhiều dịch vụ có thể sẽ dẫn đến can thiệp sâu, làm giảm tính cạnh tranh lành mạnh theo cơ chế thị trường, ảnh hưởng đến lợi ích, quyền lựa chọn của người tiêu dùng.
Từ đó, Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghị Chính phủ rà soát, bổ sung các tiêu chí... để bảo đảm vai trò quản lý nhà nước song vẫn tôn trọng yếu tố thị trường, tránh áp dụng tuỳ tiện.
Dự kiến, Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ dự án luật này vào ngày 7/11 trước khi thảo luận tại hội trường ngày 12/11.

"Nguyên tắc vàng" giữ tính mạng khi lâm vào cảnh đám đông hỗn loạn

Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (Bộ Công an) đưa ra những khuyến cáo cơ bản nhằm trang bị, hướng dẫn kỹ năng thoát nạn khi xảy ra tai nạn, sự cố tại các sự kiện tập trung đông người.

Chân dung tân nữ Phó Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TP HCM

Bà Phạm Thị Hồng Hà - Giám đốc Sở Tài chính TP HCM được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TP HCM đến khi nghỉ hưu theo quy định.

Chan dung tan nu Pho Truong Ban Noi chinh Thanh uy TP HCM

Ngày 2/11, Ban Tổ chức Thành ủy TP HCM phối hợp với Ban Nội chính Thành ủy TP HCM, Văn phòng Thành ủy TP HCM tổ chức lễ công bố quyết định cán bộ của Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM. 

Chan dung tan nu Pho Truong Ban Noi chinh Thanh uy TP HCM-Hinh-2

Tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên đã trao quyết định tiếp nhận, phân công, bổ nhiệm bà Phạm Thị Hồng Hà - Giám đốc Sở Tài chính TP HCM, giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TP HCM đến khi nghỉ hưu theo quy định. 

SGK Tiếng Việt lớp 1 30 năm trước có gì khiến 8X, 9X bồi hồi?

(Kiến Thức) - Những trang sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 xưa được phát hành vào năm 1990 đã in dấu ấn đậm sâu trong ký ức của thế hệ 8X, 9X nay được cư dân mạng tìm lại.

SGK Tieng Viet lop 1 30 nam truoc co gi khien 8X, 9X boi hoi?
Năm học mới chỉ mới bắt đầu được khoảng 1 tháng nay, tuy nhiên trên MXH đã xuất hiện khá nhiều bài tranh luận về những trang sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 cải cách của thế hệ hiện tại.