Ngộ nhận về chế độ ăn kiềm hóa đẩy lùi bệnh ung thư

Nhiều người tin rằng chế độ ăn kiềm hóa có thể thay đổi độ pH trong máu, từ đó giúp đẩy lùi hoặc cải thiện tình trạng bệnh ung thư.

Tôi đang tham gia một nhóm thực hành ăn chế độ kiềm hóa do bạn bè giới thiệu khoảng một tháng nay. Chế độ này có hiệu quả với bệnh ung thư không thưa bác sĩ?

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM)

Chế độ ăn kiềm hóa là tên gọi chung của chế độ ăn có tính axit hoặc tính kiềm. Dựa trên việc quan sát thấy môi trường bên trong và xung quanh khối u thường có tính axit, người ta cho rằng kiềm hóa máu có thể ngăn khối u phát triển. Tuy nhiên, đây chỉ suy đoán. Đến nay, chưa có chứng cứ khoa học để khẳng định chế độ ăn kiềm hóa đẩy lùi bệnh ung thư.

Ngo nhan ve che do an kiem hoa day lui benh ung thu
 

Những người theo trường phái này tin rằng nếu ăn thực phẩm giàu kiềm như các loại hạt, rong biển, trái cây, rau củ quả, đồng thời tránh xa các thực phẩm sinh axit như thịt, cá, trứng, thức uống có cồn, sẽ giúp kiềm hóa máu.

Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng sự cân bằng kiềm toan trong cơ thể là một quá trình tinh vi và phức tạp. Độ pH của máu phải rất ổn định. Chỉ số này tăng hay hạ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, thậm chí khiến người bệnh tử vong.

Ngoài ra, chỉ số pH trong nước tiểu do thận điều tiết nhằm giữ pH trong máu ổn định. Vì vậy, người ta không thể đo độ pH của nước tiểu để suy luận ra độ pH của cơ thể.

Chế độ ăn kiềm hóa, nước ion hóa... không tác động đến pH trong máu và cũng không thể tác động đến khối u hay tế bào ung thư.

Tuy nhiên, việc ăn nhiều rau củ, trái cây, không sử dụng rượu bia là chế độ ăn lành mạnh với cơ thể. Tốt nhất, chúng ta nên duy trì chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ chất, kết hợp với vận động thể thao phù hợp.

Chiếc túi xách đặc biệt của phu nhân Tổng thống Hàn Quốc

Trong chuyến công du đến Mỹ cùng chồng hồi tháng 4/2023, bà Kim Keon Hee, phu nhân của Tổng thống Hàn Quốc, gây chú ý khi xách chiếc túi đặc biệt làm từ...vỏ táo của thương hiệu nội địa.

The Korea Times đưa tin, phong cách thời trang của bà Kim Keon Hee, phu nhân Tổng thống Hàn Quốc, luôn thu hút sự chú ý của công chúng. Trước đó, vào tháng 4/2023, chiếc túi xách màu đen mà bà Kim Keon Hee mang theo khi cùng chồng là Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol công du đến Mỹ cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Được biết, chiếc túi này của thương hiệu Marhen J, nằm trong bộ sưu tập Xuân Hè năm 2022. Chiếc túi được làm bằng chất liệu giả da từ vỏ táo. Da táo làm từ lõi và vỏ táo còn sót lại từ quá trình sản xuất nước ép trái cây.

Sai lầm nếu không ăn mỡ lợn

Nhiều người cho rằng ăn mỡ lợn là thủ phạm của bệnh tim mạch nên loại bỏ gia vị này ra khỏi gian bếp trong nhà. Tuy nhiên, đây là quan niệm không đúng.

Theo bác sĩ Hoàng Sầm, Viện trưởng Viện Y học Bản địa Việt Nam, mỡ lợnchất béo động vật và có tác dụng với sức khỏe của cơ thể. Nhưng hiện nay, người dân Việt Nam đang sợ mỡ lợn và chuyển sang ăn dầu thực vật thay thế. Thậm chí, có nhiều quan điểm đổ lỗi mỡ lợn chính là tác nhân gây ra bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu nên họ loại bỏ thực phẩm này ra khỏi thực đơn hàng ngày.

Dấu hiệu phổ biến nhất của loại ung thư "sát thủ thầm lặng"

Loại ung thư này cũng được xếp vào nhóm "sát thủ thầm lặng" bởi các triệu chứng của nó thường bị nhầm lẫn với bệnh khác.

Trang Express đưa tin, tại Anh, ung thư buồng trứng là bệnh ung thư gây tử vong nhiều thứ 6, với hơn 4.000 ca mỗi năm. Nó xảy ra khi các tế bào bất thường trong buồng trứng phát triển và nhân lên một cách không kiểm soát, cuối cùng tạo thành khối u. Nếu được phát hiện sớm, có thể ngăn chặn tế bào ung thư lây lan sang các vùng khác của cơ thể.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng, có thể khó phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư buồng trứng do bản chất của các triệu chứng.