Lùi công bố kết luận vụ giáo sư Tồn "nghi" đạo văn

Chiều nay, 31/5, trao đổi với Tiền Phong, một thành viên của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cho biết Hội đồng ngành Ngôn ngữ học vẫn đang xử lý vụ việc, chưa thể đưa ra được kết luận theo đúng như yêu cầu của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước.
 
 

Vị thành viên này cho biết, do những thành viên của Hội đồng chức danh giáo sư đều làm việc kiêm nhiệm, nên việc bố trí thời gian cùng ngồi làm việc là khá khó khăn. Trong khi đó, thời gian trong vòng 13 ngày lại có 4 ngày nghỉ nên không thể xử lý, xem xét kịp.
“Hơn nữa, việc này liên quan đến số phận của một con người nên cần được xem xét thấu đáo, kỹ lưỡng. Tránh những điều đáng tiếc về sau” – Vị thành viên này cho hay.
Trước đó, Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước đã có văn bản gửi Hội đồng Chức danh giáo sư ngành Ngôn ngữ học yêu cầu phải kiểm tra và có ý kiến chính thức bằng văn bản phản hồi về thông tin nghi án GS Nguyễn Đức Tồn “đạo văn” trước ngày 1/6.
Trả lời Tiền Phong, GS. Nguyễn Đức Tồn cũng cho biết ông nhận được thông báo bằng miệng là lùi thời gian công bố kết luận vụ việc.
Công văn của Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước gửi Hội đồng Chức danh giáo sư ngành Ngôn ngữ.
 Công văn của Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước gửi Hội đồng Chức danh giáo sư ngành Ngôn ngữ.
Giáo sư ngôn ngữ học Nguyễn Đức Tồn, người được phong chức danh GS năm 2009, bị tố "đạo văn" từ chính các luận văn, luận án của học trò mà ông hướng dẫn.
GS Trần Ngọc Thêm, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học khẳng định, việc ông Nguyễn Đức Tồn "đạo văn" của học trò là có thật.
Việc "đạo văn" đã khiến ông Tồn trải qua 7 năm hồ sơ xét giáo sư không được thông qua, tuy nhiên cuối cùng đến năm 2009 vẫn được thông qua vì tinh thần nhân văn và lòng vị tha.
Tuy nhiên, sau khi bị tố cáo và nhận được công văn của Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước, GS. Nguyễn Đức Tồn đã có đơn gửi Phó thủ tướng và các cơ quan chức năng mong muốn sự việc của mình được xem xét một cách công khai, minh bạch, công bằng.

GS Nguyễn Văn Lợi: Cần bãi nhiệm chức danh GS Tồn

GS. Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cho biết, sự việc GS. Nguyễn Đức Tồn đạo văn đã rõ ràng và từng được làm rõ ở viện này

Nội dung cuốn sách của ông Tồn (trái) có những đoạn rất giống với luận án của nghiên cứu sinh do chính mình hướng dẫn.

Nội dung cuốn sách của ông Tồn (trái) có những đoạn rất giống với luận án của nghiên cứu sinh do chính mình hướng dẫn.

Chiều 17/5, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, GS Nguyễn Văn Lợi khẳng định, trường hợp Nguyễn Đức Tồn đạo văn đã rõ ràng.
Cũng theo GS Lợi, theo Quyết định 174 Thủ tướng Chính phủ, ban hành năm 2008, trường hợp người được đã được công nhận PGS, GS, nhưng không trung thực sẽ bị miễn nhiệm chức danh PGS, GS. Việc miễn nhiệm tiến hành theo trình tự: Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) xem xét và hủy bỏ việc công nhận chức danh GS, PGS của đương sự. Sau đó cơ sở đào tạo (trường hợp này là Học viện KHXH VN) miễn nhiệm chức danh GS. PGS.

Chồng sản phụ tử vong dưới gầm xe tải: “Tôi mất hết cả rồi”

(Kiến Thức) - Anh Nguyễn Văn Hoàng, chồng của sản phụ tử vong trong vụ xe tải lùi trúng xe máy sáng nay dường như khóc cạn nước mắt, quá đau đớn vì tai họa bất ngờ ập đến với gia đình.

Đầu giờ chiều ngày 31/5, ngồi gục bên ngoài hành lang nhà tang lễ của Bệnh viện 19-8 chờ người thân, bạn bè từ quê nhà ra lo hậu sự cho vợ và hai đứa con vừa mất vì bị chiếc xe tải lùi cuốn vào gầm, anh Nguyễn Văn Hoàng (SN 1991 quê tại huyện Yên Thành, Nghệ An) - chồng của sản phụ tử vong, gần như suy sụp hoàn toàn.
Anh Hoàng đã khóc cạn nước mắt, đau đớn vì không ngờ tai họa bất ngờ ập đến để rồi mãi mãi cướp đi gia đình thân yêu gồm vợ - chị Phan Thị Huệ (SN 1990) và cô con gái Nguyễn Phan Bảo Anh (SN 2015) và đứa con trai chưa kịp đặt tên.

Xử lý tài sản bất minh: Liệu có khả thi hay chỉ nửa vời?

(Kiến Thức) - Có đại biểu cho rằng, việc xử lý tài sản bất minh theo dự án luật Phòng, chống tham nhũng là khả thi nhưng cũng có đại biểu băn khoăn đó chỉ là phương án nửa vời rất khó thực hiện…

Sáng 31/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng đã báo cáo các nội dung tiếp thu, giải trình của dự án luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết: Dự luật đề xuất hai phương án xử lý tài sản bất minh, kê khai không trung thực là: Đánh thuế 45% hoặc xử phạt 45% giá trị tài sản bằng tiền.
Ông Lê Minh Khái cho hay, việc thu thuế tài sản không giải trình được nguồn gốc không có nghĩa là loại trừ trách nhiệm hình sự và tịch thu tài sản, thu nhập đối với người có nghĩa vụ kê khai.