Lộ sự thật MTV Thế Giới Công Nghệ bị “tố' làm khống hồ sơ dự thầu hàng trăm tỷ

(Kiến Thức) - Sau khi bị nghi vấn giao máy tính ‘made in China’ trong gói thầu hơn 88 tỷ ở TP HCM, Công ty TNHH MTV Thế Giới Công Nghệ lại tiếp tục bị "tố" có hành vi gian dối, làm giả hồ sơ dự thầu để trúng thầu nhiều dự án ở Bạc Liêu.

Theo báo chí, mới đây, một số doanh nghiệp tố Công ty TNHH MTV Thế Giới Công Nghệ (địa chỉ 164 Nguyễn Lương Bằng, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM) có hành vi gian dối, làm giả hồ sơ dự thầu để trúng thầu nhiều dự án ở Bạc Liêu

Theo đó, về kết quả sản xuất, kinh doanh mỗi năm Công ty TNHH MTV Thế Giới Công Nghệ khai báo với Chi cục thuế quận 7, TP HCM có doanh thu rất nhỏ. Tuy nhiên khi công ty này tham gia dự thầu các dự án, thì xuất hiện báo cáo tài chính có doanh thu “khủng”.

Theo tài liệu mà PV có được, Công ty TNHH MTV Thế Giới Công Nghệ có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2015 chỉ hơn 7 tỉ đồng. Tuy nhiên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2015 mà Công ty TNHH MTV Thế Giới Công Nghệ gửi kèm hồ sơ tham gia dự thầu lại có doanh thu lên đến trên 408 tỉ đồng.

Cụ thể, kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2016 của công ty này chỉ hơn 8,5 tỉ đồng, nhưng báo cáo tài chính trong hồ sơ dự thầu được “kê khống” đến 591 tỉ đồng.

Lo su that MTV The Gioi Cong Nghe bi “to' lam khong ho so du thau hang tram ty
  Công ty TNHH MTV Thế Giới Công Nghệ bị "tố" kê khống hồ sơ dự thầu từ năng lực tài chính chỉ hơn 8 tỉ đồng, nhưng biến thành gần 600 tỉ đồng, để trúng thầu nhiều dự án ở Bạc Liêu. 

Trả lời cầu hỏi của báo chí, ông Nguyễn Tấn Khương, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, từ đơn tố giác của doanh nghiệp, UBND tỉnh đã chuyển vụ việc cho Thanh tra tỉnh để xác minh, làm rõ nội dung đơn tố cáo Công ty TNHH MTV Thế Giới Công Nghệ có gian dối trong hồ sơ tham gia dự thầu hay không.

Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, yêu cầu Văn phòng UBND tỉnh phải báo cáo vụ việc cho Thường trực UBND tỉnh để chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm giải quyết dứt điểm.

Trước đó, trong chương trình mua sắm tài sản Nhà nước năm 2018, Công ty TNHH MTV Thế giới Công nghệ đã trúng thầu gói thầu số 07 cung cấp lắp đặt máy vi tính để bàn.

Giá trúng thầu 88.342.874.000 đồng, đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, chi phí vận chuyển và lắp đặt.

Lo su that MTV The Gioi Cong Nghe bi “to' lam khong ho so du thau hang tram ty-Hinh-2
 Hằng trăm máy tính của một trường ĐH ở TP HCM mua của chương trình mua sắm tài sản Nhà nước 2018 TP.HCM in nhãn "Made in China".

Tại thỏa thuận khung mua sắm tài sản Nhà nước số 01/TTK-TTĐG trong gói thầu 07 giữa đơn vị mua sắm tập trung là Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản TP HCM với bên nhà thầu cung cấp tài sản là Công ty TNHH MTV Thế Giới Công Nghệ quy định chi tiết về nhãn hiệu, tiêu chuẩn kỹ thuật, xuất xứ, số lượng tại bảng tổng hợp danh mục hàng hóa.

Cụ thể, mỗi bộ máy tính gồm có CPU, màn hình, bàn phím, chuột có dây.

Tổng tài sản cung cấp là 6.754 bộ máy tính để bàn. Tất cả loại máy tính để bàn đều ghi “xuất xứ Việt Nam”.

Tuy nhiên, sau khi máy tính được bàn giao cho các đơn vị trên địa bàn TP. HCM, nhiều đơn vị bày tỏ nghi vấn việc máy tính không phải xuất xứ Việt Nam mà là xuất xứ Trung Quốc.

Lo su that MTV The Gioi Cong Nghe bi “to' lam khong ho so du thau hang tram ty-Hinh-3
 Toàn bộ sản phẩm CPU máy vi tính nhãn hiệu Mercury Electronics ghi "Made in China".

Theo quan sát, tất cả CPU của máy tính để bàn hiệu Mercury Electronics của các đơn vị trên đều in xuất xứ Trung Quốc (made in China), thùng chứa máy tính dán nhãn tên Công ty TNHH Điện tử Sao Thủy.

Công ty TNHH MTV Thế Giới Công Nghệ cũng bàn giao cho các đơn vị, cơ quan, ban ngành, trường học trong TP.HCM đều có CPU máy tính in xuất xứ Trung Quốc.

Mời xem nguồn chính: https://vietnamdaily.net.vn/tieu-dung-ban-doc/cong-ty-tnhh-mtv-the-gioi-cong-nghe-bi-to-lam-khong-ho-so-du-thau-hang-tram-ty-68034.html

Đình chỉ Tổng giám đốc Sagri: Ông Lê Tấn Hùng chi khống hơn 13 tỷ thế nào?

(Vietnamdaily) - Ông Lê Tấn Hùng (nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn) chi hơn 13 tỷ đồng cho nhân viên đi tham quan học tập kinh nghiệm nước ngoài nhưng trên thực tế nhiều cá nhân đã không tham gia chuyến đi.

UBND TP. HCM vừa có quyết định đình chỉ công tác của ông Lê Tấn Hùng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên (Sagri).

Động thái này được đưa ra do ông Hùng bị Thanh tra thành phố, Kiểm toán Nhà nước và Chủ tịch UBND thành phố kết luận có nhiều sai phạm, thể hiện vi phạm pháp luật kéo dài, thiếu trách nhiệm khắc phục hậu quả, không đủ phẩm chất để tiếp tục lãnh đạo, điều hành Sagri.

Vụ khách mất 32 tỷ và những cú phốt để đời của ngân hàng BIDV

(Kiến Thức) - Thời gian qua, ngân hàng BIDV vướng phải nhiều vụ lùm xùm mà đỉnh điểm là việc khách tố mất 32 tỷ trong sổ tiết kiệm khiến nhiều người hoang mang khi sử dụng dịch vụ tại đây.

Khách hàng mất trắng 32 tỷ trong sổ tiết kiệm

Ngày 23/9 vừa qua, một khách hàng của BIDV, bà Ngô Phương Anh đã làm đơn tố cáo ông Phạm Thế Long, Giám đốc phòng giao dịch D2 Giảng Võ, cùng một số nhân viên ngân hàng BIDV chiếm đoạt 32 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm do bà đứng tên.

Cụ thể là bà Anh cho hay, mình cùng bà Bùi Thị Anh Thư (Đà Lạt) đã tới phòng giao dịch BIDV để hoàn tất thủ tục sang tên sổ tiết kiệm 30 tỷ đồng. Nguyên nhân của việc sang tên này là bà Anh Thư đã mua miếng đất 36 tỷ đồng của bà Phương Anh tại Đà Lạt. Thay vì trả tiền mặt, bà Anh Thư lại làm thủ tục ủy quyền cho bà Phương Anh được toàn quyết rút số tiền 32 tỷ đồng khi đến hạn.

Tin nhắn của anh Chung gửi bà Phương Anh được chụp lại.
 Tin nhắn của anh Chung gửi bà Phương Anh được chụp lại.

Tại Ngân hàng, bà Anh Thư và bà Phương Anh đã gặp ông Phạm Thế Long, cùng một người đàn ông khác tên là Chung (bà không biết chức vụ của ông này tại ngân hàng). Ông Long nói bà Anh và bà Thư đưa chứng CMND để photo và đưa một tờ giấy trắng không có nội dung yêu cầu bà ký phía dưới để ngân hàng xác nhận có đúng chữ ký của bà tại ngân hàng hay không. Sau đó ngày 22/4 Sau đó ông Long và ông Chung đưa sổ tiết kiệm mới kèm theo 5 bản sao y do ông Long ký và đóng dấu. Sau khi nhận sổ tiết kiệm mới được sang tên thì bà Phương Anh đã tin tưởng đưa sổ tiết kiệm cho anh Chung cầm.

Tuy nhiên, hai tháng sau, bà Phương Anh nhận được tin nhắn từ anh Chung nói rằng chính anh đã cho bà Thư mượn tiền để làm sổ tiết kiệm 32 tỷ này. Vì vậy, bà nghi ngờ nên nhờ người nhà kiểm tra trên hệ thống BIDV mới biết, toàn bộ 32 tỷ trong sổ tiết kiệm đã được rút từ ngày 22/4 - ngày bà ký vào nhiều giấy tờ để làm thủ tục sang tên sổ tiết kiệm.

Từ đó đến nay, bà Phương Anh gửi đơn tố cáo và tường trình vụ việc tới Công an Hà Nội. Như trên, cơ quan công an cũng đã làm việc cụ thể với BIDV. Tuy nhiên, ngoài khẳng định “mọi quyền lợi chính đáng, hợp pháp của khách hàng nói chung và của bà Ngô Phương Anh nói riêng luôn được đảm bảo”, BIDV hiện cũng chờ kết luận của cơ quan điều tra. 

Chủ thẻ tín dụng BIDV tố mất hàng chục triệu đồng

Không chỉ bà Ngô Phương Anh, trước đó có không ít khách hàng kêu ca bị mất tiền trong tài khoản tại BIDV. Gần đây nhất là vào giữa tháng 5/2016, một khách hàng tên Vũ Hoàng Nam (Hà Nội) đã phản ánh việc bị chiếm thông tin tài khoản thẻ tín dụng anh này mở tại BIDV, sử dụng để quảng cáo cho Fanpage lạ trên Facebook, đặt phòng qua Agoda, mua Game với số tiền lên đến hàng chục triệu đồng. Sau khi anh Nam khiếu nại, BIDV đã hoàn trả lại anh 900.000 đồng, số tiền còn lại vẫn đang được xử lý và mãi chưa thấy hồi âm.

Tài khoản BIDV của Nam thông báo bị trừ tiền từ Facebook.
Tài khoản BIDV của Nam thông báo bị trừ tiền từ Facebook.

Cán bộ ngân hàng BIDV vướng lao lý vì vi phạm các quy định về cho vay

Trước đó, ngày 13/9, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng Công an tỉnh Bạc Liêu đã bắt tạm giam, khám xét nơi làm việc, chỗ ở đối với Trần Út Mười (sinh năm 1986) -  Nguyên cán bộ Phòng khách hàng doanh nghiệp thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Bạc Liêu về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.”

Liệu BIDV có đủ uy tín cho khách hàng tin tưởng?
 Liệu BIDV có đủ uy tín cho khách hàng tin tưởng?

Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2013, Trần Út Mười là cán bộ Phòng khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Bạc Liêu đã có hành vi không kiểm tra, đối chiếu chứng từ gốc, không kiểm tra kỹ tài sản thế chấp, dẫn đến bị Công ty cổ phần thủy sản Minh Hiếu Bạc Liêu chiếm đoạt đến 64 tỷ đồng của ngân hàng này. Cụ thể, công ty Minh Hiếu đã lập xuất hóa đơn khống với hàng hóa ma để gửi ngân hàng. Sau đó, nhân viên ngân hàng BIDV Bạc Liêu đã giải ngân cho ông Dũng với số tiền gần 37 tỷ đồng, đến nay số nợ này lên đến 42 tỉ đồng nhưng công ty không có khả năng thanh toán.

Cán bộ ngân hàng BIDV tiếp tay cho lừa đảo

Ngày 12/1/2016, hai cán bộ chủ chốt của ngân hàng BIDV Tây Sài Gòn có tên Nguyễn Thái Hà (nguyên trưởng phòng khách hàng) và Hoàng Thị Bích Hồng (nguyên cán bộ tín dụng) cũng đã bị bắt để điều tra về việc vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tổ chức tín dụng.

Ông Thiện giám đốc công ty Thiện Linh đã vay vốn ngân hàng để thực hiện dư án khu trung tâm thương mại và siêu thị tại cửa khẩu Mộc Bài. Tuy nhiên, do công ty làm ăn thua lỗ cho nên người đàn ông này đã thành lập 2 doanh nghiệp con sau đó tạo hồ sơ khống, hồ sơ giả để 2 công ty này tiếp tục vay vốn ngân hàng. Nhờ 2 cán bộ ngân hàng BIDV kiểm duyệt hồ sơ và tiếp nhận mà ông này đã vay trót lọt đến 21 tỷ đồng.

Đầu năm 2013, bảo hiểm BIDV (BIC) cũng đã bị khách hàng tố cài thông tin giả để né trách nhiệm bồi thường. Theo ông Đỗ Lương (Đà Nẵng) thì công ty của ông có đầu tư xây dựng nhà ở kết hợp khách sạn và tham gia gói bảo hiểm của công ty bảo hiểm BIDV Đà Nẵng. Theo hợp đồng thì công ty bảo hiểm BIDV có trách nhiệm bồi thường mọi rủi ro trong quá trình xây dựng trong thời hạn bảo hiểm và 12 tháng sau khi xây dựng.

Tuy nhiên, khi việc xây dựng gây ra thiệt hại cho các hộ dân xung quanh thì ông Lương đã dừng lại và đề nghị BIC bồi thường bảo hiểm. Công văn từ Phó Giám đốc của BIDV Đà Nẵng đã thông báo từ chối bồi thường với lý do công việc xây dựng được triển khai trước khi ký hợp đồng và khách hàng không trung thực trong việc khai báo tình trạng đối tượng bảo hiểm. Mãi sau khi khiếu nại qua lại dài ngày, BIDV mới đồng ý bồi thường gần 137.217.000 đồng. Số tiền này trên thực tế chỉ tương đương với 1/4 số tiền ông Lương đã phải tự bỏ ra để bồi thường trách nhiệm dân sự cho các hộ bị thiệt hại, 600 triệu đồng. 

Để từ chối bồi thường, công ty bảo hiểm BIDV còn cố tình lừa gạt khi ghi sẵn thông  tin để đưa các hộ dân ký biên bản, để khẳng định tổn thất phát sinh trước thời hạn bảo hiểm. Tuy nhiên, việc làm giả hồ sơ tài liệu này của BIC Đà Nẵng đã bị khách hàng lật tẩy. Vụ việc này vẫn chưa kết thúc, đại diện của BIDV vẫn chưa trả lời thỏa đáng mà chỉ chung chung ““Vì hai bên không thống nhất được phương án giải quyết nên hiện BIC đã có đề nghị khách hàng đưa vụ việc ra cơ quan tài phán theo đúng quy định của Hợp đồng Bảo hiểm.”

BIDV chi nhánh phòng giao dịch Quang Minh bị khách hàng tố cáo “cố tình chiếm đoạt 800 triệu đồng" suốt 2 năm. Cuối năm 2010, Công ty vận tải Thăng Long đã mua lại tài sản, bao gồm ô tô Mitsubishi của Công ty Cổ phần Thương mại sản xuất Á Châu và lô đất của giám đốc công ty này để thanh toán nợ với BIDV Quang Minh. Trước đó, số tài sản trên được Á Châu thế chấp với BIDV Quang Minh để vay vốn phục vụ kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên, do không có tiền hoàn trả ngân hàng, Á Châu buộc phải thanh toán số nợ này bằng cách xin tự bán số tài sản trên cho vận tải Thăng Long để giải chấp cho ngân hàng. Việc này đã được BIDV Quang Minh chứng kiến và chấp thuận kế hoạch trả nợ của Á Châu.

Một trong số những biên lai nộp tiền của công ty vận tải Quang Minh.
 Một trong số những biên lai nộp tiền của công ty vận tải Quang Minh.

Khi công ty vận tải Thăng Long thanh toán đủ tiền, có biên lai và chứng nhận của ngân hàng theo hợp đồng thế chấp thì trong 5 ngày BIDV phải có trách nhiệm làm đầy đủ thủ tục giải chấp và xóa đăng ký thế chấp tài sản trên tại văn phòng công chứng và Phòng CSGT – CA thành phố Hà Nội để bên mua làm thủ tục hợp pháp. Tuy nhiên, ngân hàng này vẫn không làm thủ tục giải chấp và xóa đăng ký thế chấp tài sản trên.

Qua gần 2 năm, không được tiếp nhận cũng như quản lý xe và đất nhưng vận tải Thăng Long đã nộp vào ngân hàng với tổng số tiền lên đến 800 triệu đồng. Công ty yêu cầu BIDV Quang Minh hoàn trả lại số tiền 800 triệu đồng nếu không thì phải hoàn trả giấy tờ và làm thủ tục giải chấp thì bất ngờ BIDV Quang Minh ra thông báo(không hề có số) tạm giữ chiếc xe và không hoàn trả lại giấy tờ xe cũng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Vận tải Thăng Long đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng tố cáo việc BIDV Quang Minh cố tình chiếm đoạt 800 triệu đồng. 

Bảo hiểm xã hội giải thích mức lương hưu 100 triệu/tháng

Một tổng giám đốc doanh nghiệp có giai đoạn tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH cao nhất lên tới 249 triệu đồng, với mức lương hưu trên 100 triệu đồng.

Ngày 1/11, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết hiện nay có một trường hợp hưởng lương hưu cao nhất. Trường hợp này tham gia đóng BHXH từ năm 1992 đến năm 2015 với tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 23 năm 3 tháng, tỷ lệ hưởng lương hưu 62%.