Lộ kế hoạch triệt hạ tiểu hành tinh đe dọa hủy diệt Trái đất

Nga đang xây dựng kế hoạch sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nhằm "triệt hạ" các tiểu hành tinh nếu xảy ra tình huống bất ngờ.

Lo ke hoach triet ha tieu hanh tinh de doa huy diet Trai dat
Nga gần như đã bị động trước sự tàn phá của thiên thạch. 
Cách đây khoảng 3 năm, Nga từng phải hứng chịu thiệt hại rất lớn từ vụ thiên thạch rơi xuống thành phố Chelyabinsk hồi 2013 khiến khoảng 1.000 người bị thương. Thời điểm đó nước Nga gần như đã bị động trước sự tàn phá của thiên thạch.
Tuy nhiên với kế hoạch chiến lược sắp tới sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) để bắn phá các tiểu hành tinh có nguy cơ tàn phá Trái đất, Nga hy vọng sẽ tạo được thế phòng thủ vững chắc và yên tâm hơn trước.
Một thành viên trong Cục Thiết kế Tên lửa Makeyev của Nga hé lộ một số thông tin với hãng tin quốc gia TASS cho biết, họ muốn sử dụng ICBM để "triệt phá" các tiểu hành tinh có đường kính từ 20 - 50 mét. Mục đích này xuất phát từ thực tế cho thấy, các tiểu hành tinh nhỏ dường như khó phát hiện hơn và con người chỉ có thể phát hiện trước khoảng một vài giờ. Điều này dẫn tới việc các quốc gia khó có thể ứng phó kịp thời trước thảm họa trước mắt.
Lo ke hoach triet ha tieu hanh tinh de doa huy diet Trai dat-Hinh-2
Họ muốn sử dụng ICBM để "triệt phá" các tiểu hành tinh có đường kính từ 20 - 50 mét. 
Các cơ quan chuyên trách vẫn đang chờ sự đồng ý của Chính phủ Nga. Kinh phí dự kiến cho quá trình hiện đại hóa ICBM sẽ rơi vào khoảng vài trăm triệu USD. Nếu được chấp thuận, hệ thống ICBM sẽ được đưa vào thử nghiệm với mục đích phi quân sự vào năm 2036 khi các nhà khoa học dự đoán, một thiên thạch có tên Apophis sẽ bay sát Trái Đất.
Tuy vậy kế hoạch trên của giới chức Nga không nhận được sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng giới khoa học và thiên văn. Giáo sư vật lý, thiên văn học tại ĐH Purdue (Mỹ) ông Henry Melosh nhận xét rằng, kế hoạch của Nga là "sai lầm và tiềm tàng những mối nguy hiểm". Ông cho biết thêm, chúng ta có nhiều cách an toàn hơn để làm chệch hướng bay của tiểu hành tinh.
Trong khi đó ở Mỹ, NASA được cho đang lên kế hoạch làm chệch quỹ đạo bay của các tiểu hành tinh có nguy cơ va chạm với Trái đất thay vì phá hủy chúng.
Video: Xôn xao chuột khổng lồ trên sao Hỏa:

Kích thước của tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời

(Kiến Thức) - Tiểu hành tinh cũng là những thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo elip như các hành tinh.

Hỏi: Tôi muốn biết ngoài 8 hành tinh, thì trong Hệ Mặt Trời còn có bao nhiêu tiểu hành tinh, kích thước của các tiểu hành tinh? - Nguyễn Văn Minh (Hà Nội).
Kich thuoc cua tieu hanh tinh trong He Mat Troi
 Ảnh minh họa.

Khám phá thú vị về loài báo tuyết ít ai ngờ

(Kiến Thức) - Loài báo tuyết được biết đến là loài động vật đẹp nhất hành tinh, còn được gọi là “những con ma của núi rừng”.

Kham pha thu vi ve loai bao tuyet it ai ngo

Loài báo tuyết có nhiều đặc điểm để phân biệt với những giống mèo khác trên thế giới. Các chân lớn phủ lông của chúng có tác dụng như những chiếc ủng đi tuyết để thích nghi với nơi chúng sống. 


Kham pha thu vi ve loai bao tuyet it ai ngo-Hinh-2
 Không giống như hổ và sư tử, báo tuyết không thể cất tiếng gầm được đó là do dây thanh âm của chúng không phát triển. Báo tuyết ăn loài ăn tạp, chúng ăn cỏ hoặc cành cây nhỏ. Các nhà khoa học cho rằng liệu điều này có tốt cho hệ tiêu hóa hay đây là chế độ ăn của chúng để bổ sung thêm những vitamin cần thiết.

Những động vật có nọc độc có thể cứu sống con người

(Kiến Thức) - Một số loài động vật có nọc độc chết người nhưng qua bàn tay của khoa học, nọc độc của chúng có thể cứu sống con người.

Nhung dong vat co noc doc co the cuu song con nguoi
 Óc nón ở Úc được mệnh danh là động vật có nọc độc khủng khiếp, từng gây ra tử vong cho ngư dân địa phương, chúng sống trong các rạn san hô ở vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nọc độc của loài ốc này rất dễ dàng để điều chế chất morphine phục vụ y học.