Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Khám phá thành lũy “không thể công phá” thời Trịnh-Nguyễn phân tranh

05/09/2014 19:00

(Kiến Thức) - Trong dân gian truyền tụng câu ca: “Nhất sợ Lũy Thầy, nhì sợ đầm lầy Võ Xá”, liên hệ tới những thất bại của quân Trịnh tại vùng đất này.

Quốc Lê
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Lũy Nhật Lệ (còn có tên khác là lũy Thầy, lũy Đồng Hới. lũy Trường Dục) là một công trình phòng thủ quy mô, gắn với tài năng của nhà quân sự Đào Duy Từ. Ngày nay, các di tích của lũy nằm rải rác ở một số khu vực của TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Một đoạn lũy Nhật Lệ thuộc hệ thống Lũy Thầy còn tồn tại ở Đồng Hới.
Lũy Nhật Lệ (còn có tên khác là lũy Thầy, lũy Đồng Hới. lũy Trường Dục) là một công trình phòng thủ quy mô, gắn với tài năng của nhà quân sự Đào Duy Từ. Ngày nay, các di tích của lũy nằm rải rác ở một số khu vực của TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Một đoạn lũy Nhật Lệ thuộc hệ thống Lũy Thầy còn tồn tại ở Đồng Hới.
Công trình thành lũy này được Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng theo lệnh chúa Nguyễn nhằm mục đích bảo vệ Đằng Trong khỏi các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đằng Ngoài. Ảnh: Cầu thang dẫn lên di tích lũy Nhật Lệ được xây dựng thời kỳ sau này.
Công trình thành lũy này được Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng theo lệnh chúa Nguyễn nhằm mục đích bảo vệ Đằng Trong khỏi các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đằng Ngoài. Ảnh: Cầu thang dẫn lên di tích lũy Nhật Lệ được xây dựng thời kỳ sau này.
Hệ thống này gồm ba tòa thành lũy Nhật Lệ, Trường Dục và Trường Sa, trấn giữ những vị trí hiểm yếu quanh cửa sông Nhật Lệ. Trong số đó, hai lũy Nhật Lệ và Trường Dục được xây trong giai đoạn 1630 - 1631 dưới sự chỉ huy của Đào Duy Từ. Lũy Trường Sa do học trò của ông là tướng Nguyễn Hữu Dật thực hiện những năm sau đó. Ảnh: Khu vực cửa sông Nhật Lệ nhìn từ lũy Nhật Lệ.
Hệ thống này gồm ba tòa thành lũy Nhật Lệ, Trường Dục và Trường Sa, trấn giữ những vị trí hiểm yếu quanh cửa sông Nhật Lệ. Trong số đó, hai lũy Nhật Lệ và Trường Dục được xây trong giai đoạn 1630 - 1631 dưới sự chỉ huy của Đào Duy Từ. Lũy Trường Sa do học trò của ông là tướng Nguyễn Hữu Dật thực hiện những năm sau đó. Ảnh: Khu vực cửa sông Nhật Lệ nhìn từ lũy Nhật Lệ.
Người dân Đàng Trong gọi hệ thống này là Lũy Thầy để tỏ lòng tôn kính Đào Duy Từ. Ảnh: Bàn thờ nhà quân sự Đào Duy Từ trên lũy Nhật Lệ.
Người dân Đàng Trong gọi hệ thống này là Lũy Thầy để tỏ lòng tôn kính Đào Duy Từ. Ảnh: Bàn thờ nhà quân sự Đào Duy Từ trên lũy Nhật Lệ.
Theo sử sách, Lũy Thầy phía ngoài có tường thành bao bọc, bên trong là doanh trại, công sự chiến đấu, kho tàng được bố trí theo lối chữ Dĩ liên hoàn chặt chẽ với thành ngoài. Ảnh: Một lô cốt được xậy dựng trên lũy Nhật Lệ từ thời Pháp.
Theo sử sách, Lũy Thầy phía ngoài có tường thành bao bọc, bên trong là doanh trại, công sự chiến đấu, kho tàng được bố trí theo lối chữ Dĩ liên hoàn chặt chẽ với thành ngoài. Ảnh: Một lô cốt được xậy dựng trên lũy Nhật Lệ từ thời Pháp.
Về kích thước, lũy dài 2.500 trượng, chân rộng 1,5 trương, cao 1 trượng (mỗi trượng khoảng 4m). Ảnh: Quảng Bình Quan - một cửa thuộc hệ thống Lũy Thầy dẫn vào Dinh Quảng Bình thời xưa, là công trình mang tính biểu tượng của Lũy Thầy.
Về kích thước, lũy dài 2.500 trượng, chân rộng 1,5 trương, cao 1 trượng (mỗi trượng khoảng 4m). Ảnh: Quảng Bình Quan - một cửa thuộc hệ thống Lũy Thầy dẫn vào Dinh Quảng Bình thời xưa, là công trình mang tính biểu tượng của Lũy Thầy.
Lũy Thầy đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ chúa Nguyễn giữ vững sự kiểm soát tại Đằng Trong sau gần 50 năm chiến tranh với chúa Trịnh. Ảnh: Mặt sau của Quảng Bình Quan.
Lũy Thầy đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ chúa Nguyễn giữ vững sự kiểm soát tại Đằng Trong sau gần 50 năm chiến tranh với chúa Trịnh. Ảnh: Mặt sau của Quảng Bình Quan.
Trong dân gian còn truyền tụng câu ca: “Nhất sợ Lũy Thầy, nhì sợ đầm lầy Võ Xá”, liên hệ tới những thất bại của quân Trịnh tại vùng đất này. Ảnh: Mặt bằng phía trên Quảng Bình Quan.
Trong dân gian còn truyền tụng câu ca: “Nhất sợ Lũy Thầy, nhì sợ đầm lầy Võ Xá”, liên hệ tới những thất bại của quân Trịnh tại vùng đất này. Ảnh: Mặt bằng phía trên Quảng Bình Quan.
Sau này, vua Thiệu Trị của nhà Nguyễn đã ban cho lũy này tên mới "Định Bắc trường thành" để nhớ ơn các bậc tiền bối đã giữ vững bờ cõi. Ảnh: Bảng tên ở mặt trước Quảng Bình Quan.
Sau này, vua Thiệu Trị của nhà Nguyễn đã ban cho lũy này tên mới "Định Bắc trường thành" để nhớ ơn các bậc tiền bối đã giữ vững bờ cõi. Ảnh: Bảng tên ở mặt trước Quảng Bình Quan.
Do được đắp bằng đất nên đến ngày nay, Lũy Thầy gần như đã bị hủy hoại hoàn toàn bởi tác động của thiên nhiên cùng sự phá hoại của con người qua nhiều thế kỷ. Ảnh: Những gò đất cao chạy dọc bờ sông Long Đại là dấu tích của lũy Trường Dục trong hệ thống Lũy Thầy.
Do được đắp bằng đất nên đến ngày nay, Lũy Thầy gần như đã bị hủy hoại hoàn toàn bởi tác động của thiên nhiên cùng sự phá hoại của con người qua nhiều thế kỷ. Ảnh: Những gò đất cao chạy dọc bờ sông Long Đại là dấu tích của lũy Trường Dục trong hệ thống Lũy Thầy.

Bạn có thể quan tâm

 Bí ẩn tượng người ôm chim ưng 800 năm tuổi ở Na Uy

Bí ẩn tượng người ôm chim ưng 800 năm tuổi ở Na Uy

Bằng chứng mới hé lộ trận chiến đẫm máu thành Troy có thật?

Bằng chứng mới hé lộ trận chiến đẫm máu thành Troy có thật?

Kinh ngạc phát hiện bộ xương “rồng xanh” 160 triệu năm tuổi

Kinh ngạc phát hiện bộ xương “rồng xanh” 160 triệu năm tuổi

Vì sao trong Tử Cấm Thành không có bài vị của Phổ Nghi?

Vì sao trong Tử Cấm Thành không có bài vị của Phổ Nghi?

Đỉnh núi giống hệt kim tự tháp, nhiều người chết khi leo

Đỉnh núi giống hệt kim tự tháp, nhiều người chết khi leo

Giải mã cơ cấu tổ chức đặc biệt tinh vi của mafia Italia

Giải mã cơ cấu tổ chức đặc biệt tinh vi của mafia Italia

7 loài vật dự báo mưa nắng cực chuẩn, khoa học kinh ngạc

7 loài vật dự báo mưa nắng cực chuẩn, khoa học kinh ngạc

Bàn tay đồng cổ tiết lộ bí mật bị che giấu 2.000 năm

Bàn tay đồng cổ tiết lộ bí mật bị che giấu 2.000 năm

Kỳ bí sinh vật nửa người nửa dê trong thần thoại La Mã

Kỳ bí sinh vật nửa người nửa dê trong thần thoại La Mã

Hòn đảo bí ẩn trồi lên giữa Biển Caspi gây sốc giới khoa học

Hòn đảo bí ẩn trồi lên giữa Biển Caspi gây sốc giới khoa học

5 cây cảnh giúp gia chủ chiêu tiền, gọi quý nhân vào cửa

5 cây cảnh giúp gia chủ chiêu tiền, gọi quý nhân vào cửa

9 bức ảnh cuối triều Thanh khiến hậu thế ngỡ ngàng sửng sốt

9 bức ảnh cuối triều Thanh khiến hậu thế ngỡ ngàng sửng sốt

Top tin bài hot nhất

Bằng chứng mới hé lộ trận chiến đẫm máu thành Troy có thật?

Bằng chứng mới hé lộ trận chiến đẫm máu thành Troy có thật?

19/07/2025 19:08
Bàn tay đồng cổ tiết lộ bí mật bị che giấu 2.000 năm

Bàn tay đồng cổ tiết lộ bí mật bị che giấu 2.000 năm

19/07/2025 07:12
Vì sao trong Tử Cấm Thành không có bài vị của Phổ Nghi?

Vì sao trong Tử Cấm Thành không có bài vị của Phổ Nghi?

19/07/2025 12:50
Kinh ngạc phát hiện bộ xương “rồng xanh” 160 triệu năm tuổi

Kinh ngạc phát hiện bộ xương “rồng xanh” 160 triệu năm tuổi

19/07/2025 14:42
7 loài vật dự báo mưa nắng cực chuẩn, khoa học kinh ngạc

7 loài vật dự báo mưa nắng cực chuẩn, khoa học kinh ngạc

19/07/2025 07:30

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: Số 70 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: Số 54 Phạm Huy Thông, phường Hạnh Thông, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

DMCA.com Protection Status