Khắc phục bệnh “sợ trách nhiệm”, xóa nhận thức “không làm, không sai”

Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông cho biết, Bộ Chính trị đã có nhiều chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục tình trạng bệnh sợ trách nhiệm, làm việc cầm chừng, né tránh, sợ sai…

Chiều 14/8, Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) tổ chức buổi làm việc với các cơ quan báo chí để thông báo kết quả Phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo.
Nhiều bộ, ngành, địa phương đã chấn chỉnh tình trạng sợ sai, không dám làm
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương đã trả lời câu hỏi của báo chí về tình trạng một bộ phận cán bộ công chức sợ sai, đùn đẩy, không dám làm, từng được Ban Chỉ đạo đưa ra thảo luận, đánh giá nhiều lần.
Khac phuc benh “so trach nhiem”, xoa nhan thuc “khong lam, khong sai”
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông. 
Theo Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, tại các phiên họp của Ban Chỉ đạo đều có những thông báo. Cụ thể, bắt đầu từ thông báo kết luận số 30 ngày 15/1/2023 của Phiên họp thứ 23; thông báo kết luận số 33 ngày 5/5/2023 của Thường trực Ban Chỉ đạo và Kết luận tại phiên họp thứ 24 , 25 của Ban Chỉ đạo đều có yêu cầu chỉ đạo, chấn chỉnh, đấu tranh với bệnh sợ trách nhiệm, làm việc cầm chừng, né tránh, đùn đẩy, sợ sai, không dám làm trong cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ quản lý lãnh đạo các cấp.
Thực hiện các thông báo kết luận này, các cơ quan, đơn vị, các cấp ủy Đảng đã tổ chức thực hiện được một số công việc chính, đạt kết quả. Cụ thể, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương để chỉ đạo, chấn chỉnh, khắc phục, trong đó đã ban hành một số quy định như Quy định số 144 ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ đảng viên trong giai đoạn mới.
Một trong những nội dung, tiêu chuẩn, yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên là kiên quyết đấu tranh, phê phán mọi hành vi né tránh đùn đẩy, hoặc có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, không dám làm.
Cùng với đó, hiện đã có Quy định số 148 ngày 23/5/2024 của Bộ Chính trị về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới, trong đó quy định người đứng đầu có thể tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cố tình đùn đẩy, trì hoãn, né tránh trách nhiệm, không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thực hiện những nội dung trên, trong 6 tháng đầu năm 2024, Thanh tra Chính phủ đã kết hợp với Bộ Nội vụ thành lập 3 đoàn kiểm tra trách nhiệm thực hiện công vụ của công chức trong việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp thủ tục hành chính công cho người dân, doanh nghiệp tại 6 bộ gồm: Bộ Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Giáo dục và Đào tạo và 3 tỉnh, thành phố gồm: Bắc Ninh, Đà Nẵng, Đồng Nai.
Đồng thời, tăng cường chỉ đạo của Chính phủ, các cấp ủy đảng, các cơ quan chức năng đã đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng để cán bộ đảng viên, công nhân viên chức xác định rõ trách nhiệm trong thực thi công vụ theo đúng quy định của pháp luật; xóa bỏ nhận thức “không làm, không sai”. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã đề ra các biện pháp chấn chỉnh tình trạng sợ sai, không dám làm.
Nhiều tỉnh làm tốt những nội dung trên như Đồng Tháp đã tiến hành 17 cuộc thanh tra công vụ tại 20 cơ quan; kiến nghị chấn chỉnh giải quyết thủ tục hành chính về công tác đối với 3 giám đốc sở và 2 chủ tịch UBND huyện. Tỉnh Nghệ An thực hiện 46 cuộc thanh tra công vụ, thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành, kết luận 35 cuộc tại 66 đơn vị. Qua thanh tra, kiến nghị kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với 6 tổ chức đảng và 70 cá nhân có sai phạm.
Tỉnh Cao Bằng đã ban hành 2 văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành thanh tra, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ, công vụ, đề cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, lãnh đạo, quản lý các cấp để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tình trạng bệnh sợ trách nhiệm, làm việc cầm chừng, né tránh sợ sai, không dám làm. Đồng Nai đã thành lập tổ kiểm tra đối với 2 dự án trọng điểm trên địa bàn để làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong chậm tiến độ bồi thường tái định cư để thu hồi đất…
Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng XIV
Đề cập câu hỏi, trong những buổi làm việc gần đây, lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhấn mạnh tới công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực liên quan đến cán bộ quản lý lãnh đạo các cấp để chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ XIV, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông cho biết, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã luôn chỉ đạo nhiều lần, đó là dứt khoát không để lọt vào cơ quan lãnh đạo những người đã phạm sai lầm, vướng vào tham nhũng, tiêu cực, bao che tội phạm, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng. Đầu tháng 7 vừa qua, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã có cuộc làm việc với Ban Nội chính Trung ương. Tại đây, đồng chí Thường trực Ban Bí thư tiếp tục nhắc đến nội dung này.
Tại các phiên họp của Ban Chỉ đạo, cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo và ngay trong phiên họp sáng nay (14/8), Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo tiếp tục nhấn mạnh cần phải chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh tiến độ công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý nghiêm các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực liên quan đến cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp để chuẩn bị tốt cho nhân sự Đại hội Đảng lần thứ XIV.
Đến nay, các cơ quan, tổ chức, đơn vị đang tổ chức thực hiện. Ban Nội chính cũng đề xuất Ban Chỉ đạo sẽ chỉ đạo, cố gắng phấn đấu kết thúc công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với 30 vụ án, kết thúc xác minh đối với 6 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo đang theo dõi, chỉ đạo, phục vụ cho công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng lần thứ XIV.

119 tác phẩm xuất sắc lọt vào vòng chung khảo Giải báo chí toàn quốc

119 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ 2. Lễ trao giải sẽ diễn ra tối 28-8-2024, tại Hà Nội.

Ngày 14/8, tại Hà Nội, Hội đồng chung khảo Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ 2 - 2024 đã họp và thống nhất danh sách 119 tác phẩm lọt vào vòng này.

Phát biểu tại vòng chấm chung khảo, Tổng Biên tập Báo Văn hóa Nguyễn Anh Vũ, Phó Trưởng Ban Tổ chức Giải cho biết, Hội đồng sơ khảo Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ 2 gồm 5 tiểu ban: Báo in, Báo điện tử, Phát thanh, Truyền hình và Báo ảnh. Kể từ ngày phát động, Giải đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cơ quan báo chí, các phóng viên, nhà báo, các hội viên Hội Nhà báo Việt Nam trong cả nước. Ban tổ chức đã nhận được tổng số 920 tác phẩm dự giải. Đây là số lượng tác phẩm lớn, nhất là đối với một giải báo chí ngành được phát động trong thời gian ngắn.

ĐBQH: Tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm lan sang cả khu vực doanh nghiệp

ĐB Hoàng Văn Cường cho hay, tình trạng cán bộ không dám nghĩ, không dám làm, sợ trách nhiệm đã lan sang cả khu vực doanh nghiệp dẫn tới nguy cơ nền kinh tế giậm chân tại chỗ.

Nguy cơ nền kinh tế giậm chân tại chỗ
Thảo luận tại tổ về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước ngày 24/10, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nhấn mạnh tới kết quả nổi bật, đó là Việt Nam không cần thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nhưng vẫn kiểm soát lạm phát hiệu quả với mức lạm phát cả năm 2023 ước từ 3 - 3,5%, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới phải thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt để ngăn chặn lạm phát tăng cao.

Người trẻ có sợ trách nhiệm?

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt cuốn sách 'Người trẻ có sợ trách nhiệm'.

Ý tưởng hình thành cuốn sách được bắt nguồn từ bài viết Bệnh sợ trách nhiệm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản năm 1973, khi Tổng Bí thư là một biên tập viên của tạp chí. 

Nội dung tập hợp bài viết của nhiều tác giả nhằm chia sẻ những quan điểm, suy nghĩ, trăn trở, thể hiện niềm tin, sự khẳng định đối với vai trò của người trẻ hiện nay.

Đặc biệt, ý nghĩa xuyên suốt cuốn sách mà tập thể tác giả muốn gửi gắm là sự động viên, khích lệ thế hệ trẻ cần nuôi dưỡng, giữ gìn vốn quý, không ngừng phát triển và sáng tạo ra nhiều giá trị hơn nữa nhằm bảo đảm một tương lai thành công, góp phần hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

Nguoi tre co so trach nhiem?
 
Cuốn sách Người trẻ có sợ trách nhiệm được mở đầu bằng bài viết Bệnh sợ trách nhiệm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Mặc dù bài viết ra đời cách đây nửa thế kỷ, tình hình, nhiệm vụ lúc đó khác so với bây giờ, song những quan điểm và tinh thần dám lên án, dám đấu tranh với “bệnh sợ trách nhiệm” khi Tổng Bí thư còn là một cán bộ trẻ vẫn còn nguyên tính thời sự, hàm chứa ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn. Thực tiễn sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước kia và trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước hiện nay minh chứng rằng, ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, thế hệ trẻ luôn có những ước mơ và hoài bão lớn, sẵn sàng dấn thân, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung theo đúng tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Nhưng bên cạnh đó, ở nơi này nơi kia vẫn còn những người trẻ sống thờ ơ, vô tâm, ích kỷ, đôi khi đặt quyền lợi của cá nhân lên trên hết mà quên đi vai trò với cộng đồng, xã hội, gia đình và những người xung quanh. Đó có phải là biểu hiện sợ trách nhiệm - một “căn bệnh” hay không? Hay như bài viết của GS.TS. Tạ Ngọc Tấn về Vấn đề thanh niên trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục định hướng cho công tác thanh niên của Đảng ta trong thời kỳ mới, từ đó xây dựng được một đội ngũ kế cận xứng đáng, gánh vác sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và những thành tựu của cách mạng.  Hoặc khi bàn về ước mơ thoát nghèo của thanh niên địa phương nơi mình công tác, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Mù Cang Chải Nông Việt Yên đã thể hiện sự trăn trở nhìn thẳng vào thực tiễn để đánh giá đúng những nấc thang phát triển về nhận thức của thanh niên nơi đây. Các tấm gương sáng được nêu trong bài viết cho thấy họ là người hơn ai hết hiểu rằng không thể mãi trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà phải tự thân vận động, tự khẳng định mình, biến ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp, đủ đầy và làm giàu chính đáng trên quê hương trở thành sự thật. 23 bài viết trong cuốn sách là những suy nghĩ, trao đổi, thể hiện niềm tin, sự khẳng định đối với vai trò của người trẻ trong công việc và cuộc sống; đưa ra những góc nhìn, đánh giá khách quan về thế hệ trẻ và lý do tại sao cần trao cho họ những cơ hội, chính sách ưu tiên để phát triển.