Israel mạnh tay chấn áp biểu tình ở Dải Gaza, hàng trăm người thương vong

Đã có ít nhất hai người Palestine, trong đó có một trẻ em 13 tuổi thiệt mạng và 310 người khác bị thương trong các cuộc đụng độ ngày 29/6 giữa những người biểu tình và binh sĩ Israel tại phía Đông Dải Gaza.
 

Theo Tân Hoa Xã, người phát ngôn cơ quan Y tế Dải Gaza, ông Ashraf al-Qedra cho biết số người thương vong trên là nạn nhân của các cuộc biểu tình phản đối Israel diễn ra vào ngày thứ Sáu hàng tuần, được biết đến với tên gọi "Cuộc tuần hành vĩ đại vì sự trở về", bắt đầu từ 30/3 vừa qua.
Hoạt động biểu tình quy mô lớn với hàng trăm người lần này nhằm khẳng định tinh thần đoàn kết của người Palestine đương đầu với Israel và phản đối Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi đề xuất về một hiệp ước hòa bình Trung Đông mang tên "Thỏa thuận thế kỷ".
Xung đột dữ dội giữa binh sĩ Israel và người biểu tình Palestine tại khu vực biên giới giữa Dải Gaza với Israel ngày 8/6. Ảnh: THX/TTXVN.
 Xung đột dữ dội giữa binh sĩ Israel và người biểu tình Palestine tại khu vực biên giới giữa Dải Gaza với Israel ngày 8/6. Ảnh: THX/TTXVN.
Cũng theo ông al-Qedra, sau các cuộc đụng độ nói trên, tổng cộng 133 người đã được đưa đến các bệnh viện tại Dải Gaza, trong đó 6 người bị thương nặng và 177 người khác được điều trị tại chỗ vì ngạt khí sau khi các binh sĩ Israel bắn hơi cay.
Những người tổ chức biểu tình nhấn mạnh các hoạt động của họ vẫn sẽ tiếp diễn cho đến khi Israel chấm dứt hơn 11 năm áp đặt sự phong tỏa đối với Dải Gaza.
Căng thẳng liên tục leo thang dọc biên giới giữa Israel và Dải Gaza của Palestine, hiện do Phong trào Hồi giáo Hamas kiểm soát, sau nhiều tuần biểu tình dọc biên giới, đòi quyền hồi hương cho người tị nạn Palestine, đặc biệt lên đến đỉnh điểm khi Mỹ chuyển đại sứ quán tại Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem.
Theo nguồn tin y tế tại Gaza, ít nhất 135 người Palestine đã thiệt mạng và 14.000 người bị thương kể từ đó. Khoảng một nửa số người bị thương là do trúng đạn của binh sĩ Israel và nhiều người trong đó hiện vẫn đang trong tình trạng nguy kịch. Liên hợp quốc và các nhóm nhân quyền đã lên án việc Israel sử dụng vũ lực nhằm vào những người biểu tình, phần lớn đều không vũ trang. Tuy nhiên, Israel biện minh việc sử dụng vũ lực trấn áp biểu tình là để bảo vệ hàng rào an ninh và ngăn chặn sự xâm nhập của người Palestine.

Ông Kim Jong Un thị sát khu kinh tế gần biên giới Trung Quốc

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tới thăm các khu vực gần Trung Quốc trong chuyến thị sát đầu tiên sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ong Kim Jong Un thi sat khu kinh te gan bien gioi Trung Quoc
 Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đến một trang trại sậy tại huyện Sindo, tỉnh Bắc Pyongan, giáp với Trung Quốc. Ảnh: KCNA.

Tổng thống Putin sẽ bàn gì với ông Trump tại thượng đỉnh Mỹ-Nga?

Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 16/7 tại Helsinki (Phần Lan) với nội dung chính được cho sẽ xoay quanh 5 vấn đề.

Trợ lý phụ trách chính sách đối ngoại của Điện Kremlin Yuri Ushakov cho biết hai bên đang nỗ lực để hội nghị ra một Tuyên bố chung nhấn mạnh việc cải thiện quan hệ và an ninh quốc tế. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cũng “không loại trừ khả năng lãnh đạo hai nước đạt được những thỏa thuận cụ thể”. Để viễn cảnh đó thành sự thật, giới chức ngoại giao Nga-Mỹ từ nay tới ngày diễn ra hội nghị cần phải đạt được sự đồng thuận về nhiều vấn đề.
Tổng thống Mỹ Trump (phải) và Tổng thống Nga Putin tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên. Ảnh: Global News
 Tổng thống Mỹ Trump (phải) và Tổng thống Nga Putin tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên. Ảnh: Global News
Ổn định hạt nhân chiến lược

133 chính trị gia bị sát hại khi tham gia tranh cử tại Mexico

Theo thống kê của công ty khảo sát Etellekt công bố ngày 28/6, tính đến nay, đã có 133 chính trị gia Mexico bị sát hại khi tham gia tranh cử trong cuộc tổng tuyền cử nước này, dự kiến diễn ra vào ngày 1/7 tới.
 

Etellekt cho hay số vụ sát hại trên được ghi nhận từ tháng 9 năm ngoái, thời điểm các ứng cử viên bắt đầu đăng ký tranh cử, cho đến thời điểm kết thúc tiến trình này vào ngày 27/6 vừa qua. Đa số các vụ bạo lực nhằm vào các chính trị gia tranh cử ở cấp địa phương - vốn là những mục tiêu thường xuyên nhất của các nhóm buôn lậu ma túy.