"Hòn đảo cá sấu" Ramee - nơi thách thức những kẻ gan dạ nhất thế giới

Hòn đảo hẻo lánh Ramee ở Myanmar ẩn chứa một mối nguy hiểm có thể khiến bất cứ du khách nào cũng phải khiếp sợ. Mối nguy hiểm đáng sợ mang tên: cá sấu nước mặn.

"Hòn đảo cá sấu" Ramee - nơi thách thức những kẻ gan dạ nhất thế giới ảnh 1

Đảo "cá sấu" Ramee với số lượng cá sấu nước mặn cực đông đảo

Đảo Ramree nằm ở phía Đông vịnh Bengal, ngoài khơi Rakhine, Myanmar. Diện tích đảo khoảng 1350 km². Các đầm lầy trên đảo là ngôi nhà tự nhiên rộng lớn của rất nhiều loài cá sấu nước mặn khổng lồ. Loài cá sấu nước mặn ở đây có thể nặng đến 1.000kg và dài hơn 7m.

"Hòn đảo cá sấu" Ramee - nơi thách thức những kẻ gan dạ nhất thế giới ảnh 2

Xác một con cá sấu tại đảo Ramee được phát hiện

Thường loài này lặn sâu ở dưới nước, khi phát hiện con mồi, nó sẽ ngoi lên mặt nước và áp sát con mồi. Theo tạp chí National Geographic, đây là loài động vật ăn thịt người nhiều nhất trong tự nhiên, chúng có thể ăn bất cứ thứ gì đi vào lãnh thổ của mình, kể cả con người.

"Hòn đảo cá sấu" Ramee - nơi thách thức những kẻ gan dạ nhất thế giới ảnh 3

"Hòn đảo cá sấu" Ramee - nơi thách thức những kẻ gan dạ nhất thế giới ảnh 4

Kết hợp với những yếu tố như "rừng thiêng nước độc" như nguy cơ bệnh sốt rét, các loại có bọ cạp độc cực đáng sợ cùng cá sấu khổng lồ đã biến nơi đây được xếp vào một trong số những hòn đảo nguy hiểm nhất thế giới.

"Hòn đảo cá sấu" Ramee - nơi thách thức những kẻ gan dạ nhất thế giới ảnh 5

Nơi đây xứng với cái tên "Rừng thiêng nước độc"

Trong Thế chiến II, trong một cuộc chiến trên đảo Ramee, quân lính Anh đã dồn một binh đoàn Nhật Bản vào các đầm lầy trên đảo Ramee. Tương truyền sau đó, chỉ có khoảng hơn 20 trong số hơn 1.000 binh lính Nhật Bản sống sót ra khỏi rừng từ phía bên kia và số còn lại được cho là đã bị bị cá sấu ăn thịt. Sự kiện này đã đi vào lịch sử thế giới.

"Hòn đảo cá sấu" Ramee - nơi thách thức những kẻ gan dạ nhất thế giới ảnh 6

Hàng loạt "sát thủ máu lạnh" sống tại các đầm lầy tại đảo

Sách Kỷ lục Guinness đã ghi nhận đây là một thảm kịch có "số lượng lớn nhất các ca tử vong của con người do động vật gây ra".

Du khách và người dân địa phương được khuyến cáo không nên đặt chân tới hòn đảo Ramree bởi tính chất nguy hiểm đáng sợ của loài động vật máu lạnh sống trên hòn đảo này.

Đụng phải sát thủ đầm lầy, ‘kẻ bố đời’ bị xé toạc thân

Cảnh tưởng khó tin này do cô Sheila tình cờ ghi lại được khi đang tham quan đường H14 thuộc khu vực Ngobeni, Vườn quốc gia Kruger, Nam Phi.

Trong thiên nhiên hoang dã, lửng mật được biết đến là một trong những loài vật lỳ lợm và liều lĩnh nhất. Thậm chí, đã có không ít trường hợp ghi lại được cảnh loài động vật này chiến đấu với sư tử, linh cẩu, báo săn, rắn độc… mà không dính phải vết thương nghiêm trọng nào. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến lửng mật có biệt danh là “Kẻ bố đời”.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân giúp lửng mật có được khả năng phòng ngự tốt như vậy là nhờ lớp da dày, lỏng lẻo bên ngoài. Điều này giúp chúng hạn chế tối đa lực tác động từ bên ngoài vào các cơ quan quan trọng bên trong như xương, cơ và nội tạng. Thậm chí, ong đốt, lông nhím hoặc vết cắn của một số loài động vật khác khó có thể xuyên qua lớp da này.

Giật mình câu chuyện luân hồi của nạn nhân trong vụ khủng bố 11/9

Câu chuyện luân hồi này xảy ra với trường hợp cậu bé từng là nạn nhân của cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ tên gọi Cade.

Giat minh cau chuyen luan hoi cua nan nhan trong vu khung bo 11/9
 Câu chuyện luân hồi kỳ lạ này kể về cậu bé Cade. Cậu sinh năm 2004, khi mới 1 tuổi rưỡi đã có thể nói chuyện trôi chảy với người lớn. Bà Molly Kurnat, mẹ cậu bé chia sẻ: “Khi còn nhỏ Cade là cậu bé rất ngoan."

“Cá sấu lai khủng long” 240 triệu tuổi: Mỗi chiếc răng là 1 con dao

Một trong những quái thú kinh dị nhất mọt thời đại vừa được xác định từ hóa thạch khai quật ở Tanzania, là một archosaur, tức "thằn lằn chúa".

Quái thú được các nhà cổ sinh vật học khắc họa hình ảnh giống một con cá sấu lai tạp với khủng long, thân hình chắc nịch, đồ sộ với 4 chân cao và linh hoạt hơn nhiều so với cá sấu ngày nay.