Xiaomi giới thiệu đèn khử trùng có khả năng diệt virus Corona

Giữa tâm dịch viêm phổi Vũ Hán do virus Corona (virus nCoV) gây ra, Xiaomi đã nhanh chóng giới thiệu đèn khử trùng bằng tia cực tím Xiaoda. Chiếc đèn này được cho là có khả năng diệt được virus Corona trong không khí.
Nguồn tin từ Trang cộng đồng Xiaomi ở Việt Nam (Mi Community) Xiaomi cho biết đèn khử trùng Xiaoda dùng tia cực tím và hệ thống ống Ozone kép để diệt virus nCoV trong không khí.
Xiaomi gioi thieu den khu trung co kha nang diet virus Corona
 
Hiện Xiaoda đang được gọi vốn trên hệ thống Youpin của Xiaomi với giá 79 tệ (270.000 đồng) và sẽ bán chính thức với giá 149 tệ (520.000 đồng) vào cuối tháng 2 tới.
Xiaomi gioi thieu den khu trung co kha nang diet virus Corona-Hinh-2
 
Xiaomi cho biết chiếc đèn khử trùng có khả năng diệt virus Corona này vận hành với nguồn năng lượng đến từ thỏi pin có dung lượng 700 mAh và có thể được sạc qua cổng microUSB.
Xiaoda có thiết kế gọn nhẹ và có thể dễ dàng mang đi bất cứ nơi nào.
Xiaomi gioi thieu den khu trung co kha nang diet virus Corona-Hinh-3
 
Đèn khử trùng Xiaoda của Xiaomi sử dụng 2 cơ chế khử khuẩn là tia cực tím và hệ thống ống kép phát tán ozone. Ozone là một hợp chất có khả năng oxy hóa mạnh giúp diệt vi khuẩn.
Trong khi đó, tia cực tím (UV-C) dùng để giết hoặc làm bất hoạt các vi sinh vật bằng cách phá hủy các acid nucleic và phá hoại DNA của chúng, khiến chúng không thể thực hiện chức năng tế bào quan trọng.
Tia cực tím nếu tiếp xúc trực tiếp sẽ có nguy cơ gây ung thư da, vì vậy Xiaomi đã đưa ra một cơ chế để phòng tránh điều này.
Khi bấm nút nguồn trong 3 giây, máy sẽ nhấp nháy xanh để báo hiệu đã bật. Sau khi nhấn nút, máy sẽ ở chế độ chờ trong 30 giây trước khi thực sự hoạt động. Thời gian này đủ để người dùng ra khỏi khu vực ảnh hưởng của đèn khi nó hoạt động.
Xiaomi gioi thieu den khu trung co kha nang diet virus Corona-Hinh-4
 
Xiaomi cho biết Xiaoda có thể tiêu diệt được 99,9% vi khuẩn trong không khí nhưng sẽ hoạt động hiệu quả ở môi trường hẹp như trong phòng, tủ lạnh, nhà vệ sinh…
Giống như nhiều virus gây cúm khác, nCoV cũng rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và đặc biệt là tia cực tím. Với nhiệt độ môi trường càng cao, độ ẩm càng thấp, virus càng dễ bị tiêu diệt.
Tuy nhiên, trời hanh khô lại khiến chúng dễ phát tán trong không khí hơn do không bị cản trở bởi hơi ẩm. Các nghiên cứu cũng cho thấy virus cúm thông thường chỉ hoạt động lâu ở môi trường chất lỏng cơ thể người và chỉ sống được dưới 30 phút ngoài không khí.
Định Khang

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN