Hãng xe Volvo là thương hiệu lâu năm và gắn liền với sự an toàn trứ danh của người Thụy Điển. Chẳng thế mà tại Việt Nam, khi ra mắt xe hay một sự kiện nào đó liên quan đến Volvo đều có mặt của đại sứ Thuỵ Điển, như một hình ảnh khẳng định Volvo là thương hiệu xe Bắc Âu, xe Thuỵ Điển, chứ không phải đến từ Trung Quốc. Mặc dù thực tế Geely đang sở hữu thương hiệu này.
Cuộc mua bán giữa Geely (tức tập đoàn cổ phần Cát Lợi Chiết Giang) và Volvo diễn ra cách đây cũng hơn 1 thập niên. Năm 2009 tại Thượng Hải diễn ra một cuộc họp "sống còn" giữa lãnh đạo công đoàn Thụy Điển và “Henry Ford của Trung Quốc” (tức tập đoàn cổ phần Cát Lợi Chiết Giang, Geely) liên quan tới Volvo.
|
Từ dòng tiền của người Trung Quốc giúp thương hiệu Volvo vực dậy sau khó khăn, thì nay cú bắt tay ấy đang khiến người Thụy Điển chua chát nhận ra rằng trên đời này không có gì là miễn phí. |
Chủ tịch Geely, ông Lý hứa với những người Bắc Âu rằng, đổi lấy quyền sở hữu "niềm tự hào của người Thuỵ Điển" thì người Trung Quốc ở Chiết Giang sẽ đưa lại một tờ sec khống (!!!), trong khi Volvo giữ lại tên và sự độc lập của mình. Một hợp đồng phải nói là ... ngon không thể tin được. Geely đã quẳng 10 tỷ USD vào tờ séc này, tỷ lệ thuận với giá trị thương hiệu này tăng gấp 10 lần trong 1 thập kỷ qua, mà ông Lý gần như không nhòm ngó gì tới Gothenburg cả. Còn gì đáng mơ ước hơn?
“Chúng tôi gần như hoàn toàn tự do để làm mọi thứ tốt hơn. Chúng tôi bắt đầu tin rằng mình có thể chiến đấu với Audi, BMW và Mercedes. Chúng tôi đã lấy lại sự tự tin của mình”- lãnh đạo công đoàn Volvo khẳng định ngay tại Gothenburg, trụ sở chính của Volvo.
|
Lý Shufu, chủ tịch của tập đoàn Geely, tạo dáng trong một chiếc Volvo ở Quảng trường Thiên An Môn trước một buổi họp mặt chính thức lớn ở Bắc Kinh vào năm 2011. |
Nhưng sau 10 năm, người Thụy Điển dần nhận ra một sự thật chua chát.
Sau một thập niên được hưởng đầy đủ các ưu đãi trong Liên minh châu Âu, Volvo của người Trung Quốc đã đủ lớn, để năm nay, 2020, ông Lý công bố kế hoạch hợp nhất Volvo Cars với Geely Auto của công ty ông, trong đó có kế hoạch di dời việc sản xuất xe Volvo về Trung QUốc hay sang một số khu vực khác, như Malaysia. Và quan trọng hơn là việc chia sẻ nền tảng công nghệ giữa Volvo với Geely. Điều này, theo nhận định của các chuyên gia quốc tế, là "Tạo ra một công ty toàn cầu mới và về bản chất là nuốt chửng toàn bộ hoạt động kinh doanh của Volvo".
Chỉ một tuyện bố của ông Lý nhưng đã tạo nên một cuộc tranh luận quốc gia tại Thuỵ Điển và ngoài quốc gia-trong khối châu Âu trong bối cảnh mối quan hệ ngày càng căng thẳng của Liên minh châu Âu với Trung Quốc.
|
Sau một thập niên được hưởng đầy đủ các ưu đãi trong Liên minh châu Âu, Volvo của người Trung Quốc đã đủ lớn. |
Volvo là hạt nhân của xung đột này. Nhưng ngoài Volvo, các nhà đầu tư Trung Quốc, trong đó có các công ty quân đội Trung Quốc đã mua một loạt các công ty Thụy Điển khác, trong đó có nhiều công ty công nghệ, làm dấy nên mối lo lắng về an ninh mạng... Tới mức, tháng 3 năm nay, Sở An ninh Thụy Điển, Sapo, phát đi cảnh báo rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của nước này sau Nga !
Mà không biết ai cảnh báo ai cơ chứ. Sau khi Thuỵ Điển trao giải Nhân quyền cho một nhà đấu tranh dân chủ người Trung Quốc, lập tức đại sứ Trung Quốc tại Thụy Điển, Gui Congyou đã đưa ra một cảnh báo trên đài phát thanh Thụy Điển : “Chúng tôi đãi bạn bè bằng rượu ngon, nhưng đối với kẻ thù, chúng tôi có súng ngắn” !
|
Liệu Volvo có giống MG của Anh quốc, chỉ giữ lại cái tên? |
Và Sundemo, kỹ sư Volvo, người có mặt trong cuộc họp “sinh tử” tại Thượng Hải năm 2009 nhớ lại về người đứng đầu tập đoạn Geely khi ấy : “Ông ấy cười rất nhiều, nhưng là một người Thụy Điển, bạn không bao giờ có thể thực sự hiểu được ông ấy nghĩ gì đằng sau nụ cười đó”.
Với kế hoạch mới như trên của người Trung Quốc, liệu Volvo có giống MG của Anh quốc, chỉ giữ lại cái tên còn “giá trị cốt lõi” đã không còn tinh thần xứ sở sương mù?