Sợ Quân Giải phóng, lính Mỹ lắp vội thứ này lên M113
Trước yêu cầu trên chiến trường cũng như xuất phát từ những hạn chế của dòng xe thiết giáp chở quân M113, lính Mỹ buộc phải tự sửa đổi những chiếc thiết xa vận của mình để chống đỡ các đòn tấn công của Quân Giải phóng.
Trà Khánh
-
Có một thực tế phải thừa nhận rằng trong giai đoạn đầu khi Quân đội Mỹ bắt đầu triển khai chiến thuật “chiến xa vận” ở miền Nam Việt Nam trong đầu những năm 1960, họ cũng giành được những chiến thắng nhất định. Tuy nhiên, chiến thắng này của người Mỹ cũng sớm tàn khi chiến thuật này dần bị Quân Giải phóng hóa giải.
-
Các cuộc hành quân với xe thiết giáp M113 càng trở nên khó khăn hơn trước, và càng ở lâu trên chiến trường M113 càng buộc lộ nhiều nhược điểm từ lớp giáp nhôm “yếu ớt” cho đến hỏa lực trang bị chưa xứng tầm. Và khi M113 phải đối mặt với các mối đe dọa lớn hơn như xe tăng thì cũng là lúc binh sĩ Mỹ buộc phải tự sửa đổi những chiếc xe của mình để chống đỡ các đòn tấn công của Quân Giải phóng.
-
Và một trong sửa đổi đó chính là việc gắn súng không giật M18 lên trên xe thiết giáp M113 ngay trên tháp pháo chính thay cho súng máy 12.7mm M2 Browning. Cũng cần phải lưu ý rằng sửa đổi trên chỉ xuất hiện ở một số đơn vị thiết giáp Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam và không thực sự phổ biến.
-
Việc gắn súng M18 lên trên M113 cũng khá đơn giản và hoàn toàn có thể được thực hiện ngay trên chiến trường chỉ với một vài dụng cụ cơ khí cơ bản. Dù vậy cải tiến này cũng có một số hạn chế nhất định, nhất là việc sửa đổi tháp pháo của M113 khiến nó không thể chống đỡ được hỏa lực bắn thẳng từ đối phương.
-
Ngoài ra hỏa lực 57mm của M18 khiến nó không trở thành lựa chọn thực sự hấp dẫn đối với các chỉ huy Mỹ, bởi cỡ đạn này gần như không thể xuyên thủng các loại xe tăng Liên Xô mà Quân Giải phóng được trang bị và nó chỉ có thể tấn công hiệu quả các phương tiện cơ giới, công sự hoặc chống bộ binh.
-
Về M18 đây là loại vũ khí bộ binh được Quân đội Mỹ và Đồng Minh sử dụng phổ biến trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, đây cũng là một trong những mẫu súng không giật đầu tiên của Mỹ. Và ở thời điểm M18 xuất hiện nó khá thành công trên chiến trường châu Âu.
-
Và tất nhiên, M18 cũng được Quân đội Mỹ và chư hầu mang đến chiến trường Việt Nam khi các loại vũ khí hay tên lửa chống tăng chưa thực sự được phổ biến. Trong ảnh một đơn vị bộ binh Australia huấn luyện sử dụng súng M18 trong Chiến tranh Việt Nam.
-
Được thiết kế như một mẫu súng bộ binh cầm tay, M18 có trọng lượng chiến đấu rơi vào khoảng 20kg; có chiều dài cơ sở 1.560mm; súng sử dụng đạn tiêu chuẩn 57×303mmR, có thể bắn được nhiều loại đạn khác nhau. Súng cũng được trang bị kính ngắm quang học x2.8.
-
Về khả năng tác chiến M18 có tầm bắn hiệu quả chỉ gần 4.000m và có tốc độ bắn trung bình tùy thuộc và yếu lĩnh của xạ thủ. Kíp chiến đấu của M18 từ 1-3 binh sĩ có thể bắn từ trên vai hoặc sử dụng giá súng ba chân.
-
Dù được giá khá tốt trong quá khứ thế nhưng đến Chiến tranh Việt Nam, M18 đã trở nên quá lỗi thời và tỏ ra thua kém hơn so với các mẫu súng chống tăng B40 và B41 của Quân Giải phóng. Có lẽ vì lý do này mà việc lính Mỹ gắn M18 lên trên M113 không thực sự có ý nghĩa đôi khi còn là “cải lùi” khả năng chiến đấu của xe thiết giáp này.
-
Và như một kết quả tất nhiên, việc cải tiến hay trang bị thêm vũ khí cho xe thiết giáp M113 cũng không thể giúp người Mỹ “cứu nguy” cho chiến thuật thiết xa vận. Mà bằng chứng rõ nét nhất là việc có hàng ngàn chiếc M113 bị bắn hạ trên chiến trường Việt Nam.
-
Mời độc giả xem video: Xe thiết giáp M113 được Việt hóa về hỏa lực. (nguồn QPVN)
Trà Khánh
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile