Ôtô bị ngập nước do mưa lũ làm thủ tục hưởng bảo hiểm như thế nào?

Không phải ai cũng có đủ kiến thức để hưởng trọn tiền bảo hiểm. Một số chủ xe ôtô có thể bị công ty bảo hiểm từ chối hoặc chỉ được chi trả một phần tiền bồi thường do lỗi chủ quan.
 
Trận lũ lụt năm 2020 vừa qua khiến người dân miền Trung chịu thiệt hại nặng nề. Sau khi lũ rút. Việc yêu cầu các công ty bảo hiểm bồi thường là điều cần thiết để khắc phục hậu quả do thiên tai, mưa lũ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng trang bị đầy đủ kiến thức để chuẩn bị hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm xe ôtô bị ngập nước do mưa lũ. Một vài trường hợp bị công ty bảo hiểm từ chối hoặc chỉ được chi trả một phần tiền bồi thường do lỗi chủ quan: hồ sơ thiếu giấy tờ, thông báo chậm,...
Oto bi ngap nuoc do mua lu lam thu tuc huong bao hiem nhu the nao?
 Thủ tục hưởng bảo hiểm ô tô bị ngập nước do mưa lũ.
Vậy những chủ xe ôtô ngập nước do mưa lũ, lũ lụt cần làm gì để hồ sơ yêu cầu bồi thường được phía bảo hiểm giải quyết nhanh gọn với mức hưởng tốt nhất? Bài viết dưới đây xin dành thời gian chia sẻ điều này:
Theo quy tắc bảo hiểm, các chủ xe có tham gia bảo hiểm vật chất tự nguyện thuộc trường hợp gặp tai họa bất khả kháng do thiên nhiên (bão, lũ lụt, sạt lở, động đất, sét đánh, mưa đá, sóng thần,...) đều có quyền yêu cầu bên bảo hiểm bồi thường, san sẻ gánh nặng rủi ro cho bản thân và gia đình.
Oto bi ngap nuoc do mua lu lam thu tuc huong bao hiem nhu the nao?-Hinh-2
Các chủ xe tham gia bảo hiểm bị ảnh hưởng do thiên tai đều có quyền yêu cầu bồi thường. 
1. Quy trình yêu cầu bồi thường bảo hiểm xe ôtô
Bước 1: Gửi thông báo tai nạn bằng văn bản tới công ty bảo hiểm trong thời gian sớm nhất. Đây là bước bắt buộc để khởi động quy trình yêu cầu bồi thường với bên bảo hiểm.
Bước 2: Xử lý tai nạn ban đầu. Căn cứ vào mức độ tổn thất và xác định có lỗi của bên thứ 3 hay không, bạn cần có xác nhận của CSGT hoặc chính quyền tại nơi xảy ra sự cố dẫn đến thiệt hại.
Bước 3: Phía bảo hiểm tiến hành giám định cùng các bên liên quan. Kết quả giám định phải có chữ ký của giám định viên, từ đó quyết định sửa chữa hay thay thế tổn thất.
Bước 4: Xử lý bồi thường bảo hiểm xe ôtô. Công ty bảo hiểm sẽ bảo lãnh thanh toán tại nơi sửa chữa khi nhận đầy đủ giấy tờ, hồ sơ. Chủ xe ký biên bản nghiệm thu, ký hợp đồng và nhận xe về.
2. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm xe ô tô cần những gì?
Công ty bảo hiểm sẽ hỗ trợ chủ xe kết nối các bên liên quan (người bị thiệt hại, cảnh sát giao thông,...) hoàn thiện hồ sơ yêu cầu bồi thường. Những giấy tờ cần có trong hồ sơ gồm:
Các giấy tờ liên quan đến xe: Gíấy đăng ký xe, giấy phép lái xe
Giấy tờ tuỳ thân khác của chủ xe: Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu,...
Giấy tờ chứng minh thiệt hại về người (bản sao của bệnh viện/cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của công ty bảo hiểm): Giấy chứng nhận bảo hiểm, chứng nhận thương tích, chứng nhận phẫu thuật, giấy ra viện, giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong),...
Giấy tờ chứng minh thiệt hại về tài sản (bản gốc): Hóa đơn/chứng từ về việc sửa chữa hoặc thay mới phần bị thiệt hại do chủ xe thực hiện tại các xưởng sửa chữa được sự đồng ý/chỉ định của công ty bảo hiểm, giấy tờ chứng minh chi phí mà chủ xe đã chi ra theo sự hướng dẫn của công ty bảo hiểm, giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền về sự cố (bản sao, biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có), biên bản khám nghiệm phương tiện có liên quan, thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu, các tài liệu khác có liên quan đến sự cố
3. Quy trình giám định và yêu cầu bồi thường bảo hiểm tài sản
Quy trình giám định và yêu cầu bồi thường bảo hiểm tài sản bao gồm 4 bước tương tự như bảo hiểm xe ô tô. Một bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường gồm những chứng từ sau:
Văn bản thông báo tổn thất
Danh sách tài sản được bảo hiểm
Phiếu yêu cầu bồi thường theo mẫu
Chứng từ của tài sản được bảo hiểm kể cả giấy chứng nhận/ hợp đồng bảo hiểm:
Đối với máy móc/thiết bị: Sách hướng dẫn vận hành, thông số kỹ thuật, giấy bảo hành, sổ theo dõi vận hành, bản thiết kế, catalogue, hoá đơn mua hàng,…
Đối với nhà xưởng: Thiết kế công trình, bản vẽ,…
Đối với tài sản bên trong: Bản vẽ thông số kỹ thuật, hoá đơn mua hàng, báo cáo kiểm kê trước và sau sự cố, …
Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu: Vận đơn, hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, biên bản giao nhận, chứng từ hàng hải…
Chứng từ giải trình số tiền khiếu nại: Báo giá, hoá đơn, lệnh sản xuất, phiếu yêu cầu và phiếu xuất phụ tùng, đơn đặt hàng, biên bản hủy phụ tùng,…
Lưu ý: Trong trường hợp khẩn cấp, tai nạn xảy ra vào ngày nghỉ hoặc ngày cuối tuần, người đóng bảo hiểm vẫn có thể liên hệ với đơn vị bảo hiểm.
Trên đây là tất cả quy trình giám định, yêu cầu bồi thường bảo hiểm tài sản, bảo hiểm xe ô tô mà người đóng bảo hiểm cần biết để bảo vệ quyền lợi, hạn chế thiệt hại cho chính mình. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong cuộc sống.
Thảo Nguyễn

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN