-
Trong nỗ lực cố gắng cho ra đời chiến đấu cơ phản lực đầu tiên của mình, Không quân Mỹ đã cho ra đời chiếc chiến đấu cơ P-59 Aircomet - tuy nhiên đây thậm chí còn được coi là chiến đấu cơ kém cỏi hơn cả Messerschmitt Me 262 của Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Nationalinterest.
-
Trong quá trình thử nghiệm tiêm kích P-59 cùng các loại máy bay sử dụng động cơ cánh quạt cùng thời, Mỹ nhận ra rằng chiếc chiến đấu cơ phản lực đời mới của họ thực chất lại không có gì quá vượt trội so với các loại máy bay sử dụng động cơ cánh quạt. Nguồn ảnh: Pinterest.
-
Thậm chí tốc độ của P-59 còn không vượt qua được tốc độ của các loại máy bay sử dụng động cơ cánh quạt khi nó chỉ đạt khoảng hơn 700 km/h. Chương trình P-59 sau đó chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm, không được sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Pinterest.
-
Tiếp đến là kiểu chiến đấu cơ phản lực Vought F7U Cutlass, đây là loại chiến đấu cơ được thiết kế giành cho Không quân Hải quân Mỹ. Điểm yếu chết người của F7U nằm ở động cơ quá yếu của nó. Nguồn ảnh: Gettyimg.
-
Động cơ của chiếc phản lực cơ này được cho là quá kém so với các thông số kỹ thuật được công bố trước đó, kèm theo kiểu dáng khí động học không được tối ưu, F7U rất khó có thể sử dụng được như một tiêm kích thông thường do nó có độ cơ động cực kém. Nguồn ảnh: USnavy.
-
Ấy vậy mà Hải quân Mỹ vẫn sản xuất tới 320 chiếc phản lực loại này và sử dụng chúng suốt từ năm 1950 cho tới tận năm 1959 trước khi cho tất cả về hưu. Nguồn ảnh: USnavy.
-
Grumman F-11 Tiger cũng là một sản phẩm khác của Không quân Hải quân Mỹ và là loại chiến đấu cơ đầu tiên trong lịch sử... tự bắn vào chính mình khi di chuyển ở tốc độ cao. Nguồn ảnh: Fighter.
-
Cụ thể, F-11 Tiger đã tự đâm vào chính vỏ đạn của mình sau khi nó khai hoả ở tốc độ cao. Ở tốc độ siêu âm, những vỏ đạn này đã xé rách thân máy bay cũng như chui vào động cơ khiến nó mất kiểm soát và rơi ngay lập tức. Nguồn ảnh: Jet.
-
F-11 Tiger thực tế vẫn được phục vụ Không quân Hải quân Mỹ trong vòng 13 năm. Sau một vài chỉnh sửa nhỏ về cơ bản F-11 Tiger không còn khả năng tự bắn hạ chính mình nữa nhưng đổi lại nó vẫn có một hiệu quả chiến đấu khá tệ khi hiệu xuất bay và khả năng cơ động trên không cực kỳ kém. Nguồn ảnh: Airliners.
-
Tiếp đến là Convair F-102 Delta Dagger - một loại chiến đấu cơ được thiết kế để tác chiến đánh chặn ở độ cao lớn với tốc độ siêu âm nhằm tiêu diệt các máy bay ném bom của Liên Xô trong thời chiến tranh lạnh. Nguồn ảnh: Loneruin.
-
Đáng buồn là hệ thống động cơ của F-102 lại không thể đưa nó vượt qua được tốc độ siêu âm kèm theo đó là việc máy bay có thể dễ dàng bị bẻ gẫy hoặc hư hại nặng phần thân nếu cố thực hiện các động tác nhào lộn ở tốc độ cao. Nguồn ảnh: History.
-
Phiên bản cải tiến của F-102 thực tế có thể đạt tới tốc độ Mach 1,22 nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật được đặt ra trước đó của chiến đấu cơ này. Các kinh nghiệm chế tạo F-102 sau đó được Mỹ áp dụng lại và cho ra đời chiếc F-106 Delta Dart với hiệu suất chiến đấu cao hơn nhiều. Nguồn ảnh: Aviation.
-
Cuối cùng là chiến đấu cơ F-35 của Không quân Mỹ, loại chiến đấu cơ này được coi là chiến đấu cơ tai tiếng nhất trong lịch sử với một loạt các sự cố nghiêm trọng được phát hiện ra trong suốt quá trình thiết kế cũng như trong quá trình sản xuất nó. Nguồn ảnh: Pinterest.
-
Những sự cố kỹ thuật liên tiếp nhau của F-35 đến từ việc chiếc chiến đấu cơ này được kỳ vọng quá nhiều và nhà thiết kế đã cố nhồi nhét quá nhiều kỹ thuật mới vào bên trong chiếc F-35 khiến cho tỷ lệ lỗi và sự cố của nó cao tới mức kỷ lục. Nguồn ảnh: BI.
-
Tuy nhiên F-35 vẫn được đưa vào sử dụng và trực chiến sau một loạt các tai tiếng mà nó đã mang lại. Thực tế thì toàn bộ chương trình F-35 đã tốn tới 1,5 nghìn tỷ USD và nếu không được đưa vào sử dụng, rõ ràng là số tiền khồng lồ này sẽ gần như trở thành vô nghĩa nên chắc chắn F-35 sẽ được đưa vào sử dụng dù nó có kém cỏi và chắp vá tới mức nào. Nguồn ảnh: USAF.
-
Mời độc giả xem Video: F-35 - dự án chiến đấu cơ đục khoét ngân sách khủng khiếp. Nguồn: QPVN.