Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Hé mở bí mật về đồ ngự dụng của các vua nhà Nguyễn

08/06/2024 06:42

Mỗi món đồ ngự dụng đều xứng danh là những trân ngoạn, khiến người đời sau, mỗi khi có dịp chiêm ngưỡng, đều tấm tắc, ngưỡng mộ...

Quốc Lê
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Đây là một chiếc trấn phong bằng bạc, đồ ngự dụng triều Nguyễn, hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Theo Tiến sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn, đồ ngự dụng là đồ dùng của vua, song đôi khi, nhà vua cũng ban tặng đồ ngự dụng cho các thành viên trong hoàng gia và những sủng thần.
Đây là một chiếc trấn phong bằng bạc, đồ ngự dụng triều Nguyễn, hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Theo Tiến sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn, đồ ngự dụng là đồ dùng của vua, song đôi khi, nhà vua cũng ban tặng đồ ngự dụng cho các thành viên trong hoàng gia và những sủng thần.
Thời Nguyễn, đồ ngự dụng ở Huế nhiều vô kể, bởi nhu cầu của vua thì phong phú vô cùng: đồ gỗ, đồ ngà, đồ vàng bạc châu báu, đồ pháp lam, lụa là gấm vóc… hiện diện khắp các cung vàng, điện ngọc ở Huế đô. Ảnh: Kiệu sơn son thếp của vua nhà Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Thời Nguyễn, đồ ngự dụng ở Huế nhiều vô kể, bởi nhu cầu của vua thì phong phú vô cùng: đồ gỗ, đồ ngà, đồ vàng bạc châu báu, đồ pháp lam, lụa là gấm vóc… hiện diện khắp các cung vàng, điện ngọc ở Huế đô. Ảnh: Kiệu sơn son thếp của vua nhà Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Triều đình đã lập hơn 90 tượng cục (hay tượng ty), chuyên sản xuất các thứ vật dụng để cung đốn cho nhu cầu của hoàng đế, hoàng gia và triều đình. Trong số đó, có những tượng cục/tượng ty đặc trách sản xuất các vật dụng cao cấp cho vua và hoàng gia sử dụng. Ảnh: Mũ thượng triều của vua nhà Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Triều đình đã lập hơn 90 tượng cục (hay tượng ty), chuyên sản xuất các thứ vật dụng để cung đốn cho nhu cầu của hoàng đế, hoàng gia và triều đình. Trong số đó, có những tượng cục/tượng ty đặc trách sản xuất các vật dụng cao cấp cho vua và hoàng gia sử dụng. Ảnh: Mũ thượng triều của vua nhà Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Có thể kể đến Kim ngân tượng cục (chuyên chế tác đồ vàng bạc), Cẩm tượng cục (chuyên nghề dệt gấm lụa cao cấp), Pha lê tượng cục (chuyên làm pha lê), Pháp lam tượng cục (chuyên chế tác đồ pháp lam)... Ảnh: Cận cảnh hoàng bào của vua nhà Nguyễn mặc lúc thiết lễ đại triều (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Có thể kể đến Kim ngân tượng cục (chuyên chế tác đồ vàng bạc), Cẩm tượng cục (chuyên nghề dệt gấm lụa cao cấp), Pha lê tượng cục (chuyên làm pha lê), Pháp lam tượng cục (chuyên chế tác đồ pháp lam)... Ảnh: Cận cảnh hoàng bào của vua nhà Nguyễn mặc lúc thiết lễ đại triều (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
...Gia mộc tượng ty (chuyên làm đồ gỗ trong cung), Châm sàng tào tượng ty (chuyên làm giường, gối), Họa xà cừ tượng ty (chuyên làm đồ khảm xà cừ)… Ảnh: Bức phù điêu gỗ được chạm khắc hết sức tinh xảo, từng được đặt trong cung điện của triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
...Gia mộc tượng ty (chuyên làm đồ gỗ trong cung), Châm sàng tào tượng ty (chuyên làm giường, gối), Họa xà cừ tượng ty (chuyên làm đồ khảm xà cừ)… Ảnh: Bức phù điêu gỗ được chạm khắc hết sức tinh xảo, từng được đặt trong cung điện của triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Thợ thuyền làm việc trong các ty/cục này đều là những bậc xảo thủ trong nghề, do triều đình chiêu mộ khắp cả nước, đưa về kinh hành nghề. Ảnh: Các món đồ pháp lam (đồng tráng men) ngự dụng triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Thợ thuyền làm việc trong các ty/cục này đều là những bậc xảo thủ trong nghề, do triều đình chiêu mộ khắp cả nước, đưa về kinh hành nghề. Ảnh: Các món đồ pháp lam (đồng tráng men) ngự dụng triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Vật liệu dùng làm đồ ngự dụng đều thuộc hạng cao cấp, thường là sản vật nổi tiếng do các tỉnh thành dâng lên, hay do các hộ biệt nạp trong cả nước tiến dụng, hoặc mua từ ngoại quốc. Ảnh: Lọ làm bằng ngọc hồng, đồ ngự dụng triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Vật liệu dùng làm đồ ngự dụng đều thuộc hạng cao cấp, thường là sản vật nổi tiếng do các tỉnh thành dâng lên, hay do các hộ biệt nạp trong cả nước tiến dụng, hoặc mua từ ngoại quốc. Ảnh: Lọ làm bằng ngọc hồng, đồ ngự dụng triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Do vậy, mỗi món đồ ngự dụng đều xứng danh là những trân ngoạn, khiến người đời sau, mỗi khi có dịp chiêm ngưỡng, đều tấm tắc, ngưỡng mộ. Ảnh: Một cuốn kim sách (sách bằng vàng) triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Do vậy, mỗi món đồ ngự dụng đều xứng danh là những trân ngoạn, khiến người đời sau, mỗi khi có dịp chiêm ngưỡng, đều tấm tắc, ngưỡng mộ. Ảnh: Một cuốn kim sách (sách bằng vàng) triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Mỗi vị vua có tính cách, sở thích riêng. Do vậy, đồ đạc họ dùng cũng mang kiểu thức, thần thái riêng biệt. Như vua Gia Long (1802-1820) là người cần kiệm, chuộng sự mộc mạc, giản đơn, nên đồ ngự dụng của ông không nhiều, lại ít sơn thếp hay chạm trổ. Ảnh: Bình vôi bằng bạc, đồ ngự dụng triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Mỗi vị vua có tính cách, sở thích riêng. Do vậy, đồ đạc họ dùng cũng mang kiểu thức, thần thái riêng biệt. Như vua Gia Long (1802-1820) là người cần kiệm, chuộng sự mộc mạc, giản đơn, nên đồ ngự dụng của ông không nhiều, lại ít sơn thếp hay chạm trổ. Ảnh: Bình vôi bằng bạc, đồ ngự dụng triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Đồ ngự dụng của vua Minh Mạng (1820-1841) thường là đồ sơn son thếp vàng, chạm khắc các đồ án tứ linh, tinh vân… như muốn thể hiện uy quyền của bậc quân vương. Ảnh: Quả cầu cửu long sơn thếp từng được bày trong cung vua triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Đồ ngự dụng của vua Minh Mạng (1820-1841) thường là đồ sơn son thếp vàng, chạm khắc các đồ án tứ linh, tinh vân… như muốn thể hiện uy quyền của bậc quân vương. Ảnh: Quả cầu cửu long sơn thếp từng được bày trong cung vua triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Đồ ngự dụng của vua Thiệu Trị (1841-1847), nhất là đồ gỗ, thường không sơn thếp, đề tài trang trí chủ yếu là cúc hóa vân, trúc hóa long, triền chi… nét chạm tuy mảnh nhưng sâu và rất tinh tế. Ảnh: Sập gụ cẩn xà cừ đặt trong cung đình triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Đồ ngự dụng của vua Thiệu Trị (1841-1847), nhất là đồ gỗ, thường không sơn thếp, đề tài trang trí chủ yếu là cúc hóa vân, trúc hóa long, triền chi… nét chạm tuy mảnh nhưng sâu và rất tinh tế. Ảnh: Sập gụ cẩn xà cừ đặt trong cung đình triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Sang đời Tự Đức (1848-1883), vua yêu văn chương, chuộng thi phú nên đồ vua dùng thường trang trí phong cảnh sơn thủy, nhân vật, hoa điểu, lại thích vẽ vời hơn chạm trổ, chuộng đan lát hơn đục khảm. Ảnh: Một bộ “Cành vàng lá ngọc” của triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Sang đời Tự Đức (1848-1883), vua yêu văn chương, chuộng thi phú nên đồ vua dùng thường trang trí phong cảnh sơn thủy, nhân vật, hoa điểu, lại thích vẽ vời hơn chạm trổ, chuộng đan lát hơn đục khảm. Ảnh: Một bộ “Cành vàng lá ngọc” của triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Vua Khải Định (1916-1925) lên kế vị khi người Pháp đã thôn tính xong nước Việt, văn hóa phương Tây đã xâm nhập vào tận cung cấm triều Nguyễn, nên đồ ngự dụng của ông vua này có sự thay đổi về cả hình thức, chất liệu, lẫn đề tài trang trí. Ảnh: Chiếc đồng hồ sản xuất ở Pháp của vua Khải Định (hiện vật của lăng Khải Định).
Vua Khải Định (1916-1925) lên kế vị khi người Pháp đã thôn tính xong nước Việt, văn hóa phương Tây đã xâm nhập vào tận cung cấm triều Nguyễn, nên đồ ngự dụng của ông vua này có sự thay đổi về cả hình thức, chất liệu, lẫn đề tài trang trí. Ảnh: Chiếc đồng hồ sản xuất ở Pháp của vua Khải Định (hiện vật của lăng Khải Định).
Vua Bảo Đại (1926-1945) thì xài đồ sứ Sèvres đặt mua bên Pháp thay cho đồ sứ ký kiểu bên Tàu, dùng xe hơi thay vì đi kiệu, thích ngủ trên giường nệm mà không ưa nằm trên sập gụ… Ảnh: Ấm chén đặt làm ở Pháp của vua Bảo Đại (hiện vật của Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn).
Vua Bảo Đại (1926-1945) thì xài đồ sứ Sèvres đặt mua bên Pháp thay cho đồ sứ ký kiểu bên Tàu, dùng xe hơi thay vì đi kiệu, thích ngủ trên giường nệm mà không ưa nằm trên sập gụ… Ảnh: Ấm chén đặt làm ở Pháp của vua Bảo Đại (hiện vật của Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn).
Có thể nói, thời thế đổi thay, đồ ngự dụng cũng biến chuyển theo sự xoay vần của con tạo... Ảnh: Một món đồ sứ đặt làm ở Pháp trong bộ sưu tập đồ gốm sứ của vua Bảo Đại (hiện vật của Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn).
Có thể nói, thời thế đổi thay, đồ ngự dụng cũng biến chuyển theo sự xoay vần của con tạo... Ảnh: Một món đồ sứ đặt làm ở Pháp trong bộ sưu tập đồ gốm sứ của vua Bảo Đại (hiện vật của Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn).
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

Bạn có thể quan tâm

 Bí ẩn tượng người ôm chim ưng 800 năm tuổi ở Na Uy

Bí ẩn tượng người ôm chim ưng 800 năm tuổi ở Na Uy

Bằng chứng mới hé lộ trận chiến đẫm máu thành Troy có thật?

Bằng chứng mới hé lộ trận chiến đẫm máu thành Troy có thật?

Kinh ngạc phát hiện bộ xương “rồng xanh” 160 triệu năm tuổi

Kinh ngạc phát hiện bộ xương “rồng xanh” 160 triệu năm tuổi

Vì sao trong Tử Cấm Thành không có bài vị của Phổ Nghi?

Vì sao trong Tử Cấm Thành không có bài vị của Phổ Nghi?

Đỉnh núi giống hệt kim tự tháp, nhiều người chết khi leo

Đỉnh núi giống hệt kim tự tháp, nhiều người chết khi leo

Giải mã cơ cấu tổ chức đặc biệt tinh vi của mafia Italia

Giải mã cơ cấu tổ chức đặc biệt tinh vi của mafia Italia

7 loài vật dự báo mưa nắng cực chuẩn, khoa học kinh ngạc

7 loài vật dự báo mưa nắng cực chuẩn, khoa học kinh ngạc

Bàn tay đồng cổ tiết lộ bí mật bị che giấu 2.000 năm

Bàn tay đồng cổ tiết lộ bí mật bị che giấu 2.000 năm

Kỳ bí sinh vật nửa người nửa dê trong thần thoại La Mã

Kỳ bí sinh vật nửa người nửa dê trong thần thoại La Mã

Hòn đảo bí ẩn trồi lên giữa Biển Caspi gây sốc giới khoa học

Hòn đảo bí ẩn trồi lên giữa Biển Caspi gây sốc giới khoa học

5 cây cảnh giúp gia chủ chiêu tiền, gọi quý nhân vào cửa

5 cây cảnh giúp gia chủ chiêu tiền, gọi quý nhân vào cửa

9 bức ảnh cuối triều Thanh khiến hậu thế ngỡ ngàng sửng sốt

9 bức ảnh cuối triều Thanh khiến hậu thế ngỡ ngàng sửng sốt

Top tin bài hot nhất

Bằng chứng mới hé lộ trận chiến đẫm máu thành Troy có thật?

Bằng chứng mới hé lộ trận chiến đẫm máu thành Troy có thật?

19/07/2025 19:08
Bàn tay đồng cổ tiết lộ bí mật bị che giấu 2.000 năm

Bàn tay đồng cổ tiết lộ bí mật bị che giấu 2.000 năm

19/07/2025 07:12
Vì sao trong Tử Cấm Thành không có bài vị của Phổ Nghi?

Vì sao trong Tử Cấm Thành không có bài vị của Phổ Nghi?

19/07/2025 12:50
Kinh ngạc phát hiện bộ xương “rồng xanh” 160 triệu năm tuổi

Kinh ngạc phát hiện bộ xương “rồng xanh” 160 triệu năm tuổi

19/07/2025 14:42
7 loài vật dự báo mưa nắng cực chuẩn, khoa học kinh ngạc

7 loài vật dự báo mưa nắng cực chuẩn, khoa học kinh ngạc

19/07/2025 07:30

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: Số 70 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: Số 54 Phạm Huy Thông, phường Hạnh Thông, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

DMCA.com Protection Status