“Hải Tuần 21” TQ tuần tra trái phép quần đảo Hoàng Sa

(Kiến Thức) - Trung Quốc ngày 11/4 đã điều tàu “Hải Tuần 21” loại 1.500 tấn tuần tra trái phép ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

 

Tờ “Nhân dân Nhật Báo” tối ngày 11/4 đưa tin, lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 11/4, tàu “Hải Tuần 21” đã khởi hành từ căn cứ Hải Khẩu đến vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa để tuần tra trái phép.
Trong thời gian tuần tra 5 ngày từ ngày 11 đến 15/4, Tàu “Hải Tuần 21” xuất phát từ cảng Hải Khẩu, sau đó qua eo biển Quỳnh Châu rồi tới tuần tra tại khu vực biển thuộc Nhóm đảo Lưỡi Liềm, 7 đảo liền kề tại nhóm An Vĩnh, đảo Bắc, đảo Linh Côn, đảo Phú Lâm, với tổng hành trình khoảng 730 hải lý. Đợt tuần tra này với sự tham gia của 20 nhân viên của Cục hải sự Hải Khẩu và Cục hải sự của cái gọi là "Thành phố Tam Sa".
“Hai Tuan 21” TQ tuan tra trai phep quan dao Hoang Sa
 Tàu Hải Tuần 21 tại căn cứ cảng Hải Khẩu
“Hai Tuan 21” TQ tuan tra trai phep quan dao Hoang Sa-Hinh-2
Hải Tuần 21 chuẩn bị xuất phát tuần tra tại Hoàng Sa 
"Nhân dân Nhật báo" nói rằng, nhiệm vụ chính của đợt tuần tra này nhằm kiểm nghiệm các hoạt động du lịch trên biển tại quần đảo Hoàng Sa, kiểm tra tình hình tác nghiệp của các tàu thuyền, kiểm tra an toàn các công trình thi công trên biển và tình hình ô nhiễm biển, sát hiệu tính năng hiệu quả các thiết bị phao tiêu và các trạm AIS ( hệ thống nhận dạng tự động) tại Biển Đông. Ngoài ra, nhân viên của Cục hải sự còn triển khai điều tra nghiên cứu các địa điểm tránh gió tại Hoàng Sa nhằm xây dựng căn cứ cứu trợ, ứng cứu khẩn cấp tại khu vực Biển Đông.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, tàu “Hải Tuần 21” sẽ sử dụng hệ thống AIS và hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu để giám sát mọi hoạt động của tàu thuyền qua lại ở Hoàng Sa, khi phát hiện tàu nào hoạt động trái phép hoặc làm ô nhiễm môi trường biển, lực lượng tuần tra sẽ tiến hành kiểm tra, bắt giữ rồi xử lý theo pháp luật của Trung Quốc.
“Hải Tuần 21” là tàu tuần tra hiện đại của TQ với lượng giãn nước khoảng 1.500 tấn, chiều dài 93,23m, chiều rộng 12,2m, chiều cao 5,4m, tầm hoạt động 4.000 hải lý, tốc độ 22 hải lý/h, tàu được trang bị nhiều thiết bị tuần tra hiện đại, có bãi đáp cho máy bay trực thăng.
Cùng với các hoạt động tuần tra trái phép tại khu vực Biển Đông nhằm khẳng định chủ quyền phi pháp, TQ hiện đang ra sức bồi đắp tôn tạo các đảo chiếm đóng ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bất chấp sự phản đối của Việt Nam khiến tình hình ở khu vực Biển Đông ngày một căng thẳng. Hành động này đi ngược với những gì mà TQ rêu rao đó là “biến Biển Đông thành vùng biển hoà bình, hữu nghị”.

Trung Quốc đưa tàu Hải cảnh lớn nhất thế giới vào Biển Đông?

(Kiến Thức) - Theo các phương tiện truyền thông, Trung Quốc vừa đóng xong tàu Hải cảnh lớn nhất thế giới với lượng giãn nước 12.000 tấn và có ý định triển khai ở Biển Đông.

Báo giới hôm 10/1 đồng loạt đưa tin rằng, Trung Quốc đã đóng xong tàu Hải cảnh lớn nhất thế giới và có thể triển khai ở Biển Đông.
Trang báo điện tử Guancha cho hay, tàu Hải cảnh này có lượng giãn nước 12.000 tấn, tốc độ tối đa là 25 hải lý/giờ. Ngoài ra, nó còn được lắp một khẩu pháo 76 mm và bốn pháo phòng không.

Vạch trần tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Hoạt động “hút cát đắp đảo” trái phép của Trung Quốc cho thấy tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của  Bắc Kinh và gây quan ngại sâu sắc trên toàn thế giới.

Đó là nhận định của cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp.

Vach tran tham vong “doc chiem Bien Dong” cua Trung Quoc
Cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp. 
Về việc Trung Quốc biến các bãi đá chìm thành đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhà phân tích Jean-Vincent Brisset nói:

“Luật Biển không thừa nhận những gì được xây dựng trên những thực thể không được coi là hòn đảo. Vì vậy, ...việc xây dựng trên những hòn đảo này cũng không làm tăng thêm cơ sở cho các đòi hỏi về chủ quyền, theo quy định quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây cất thêm đó cho phép họ (Trung Quốc) tăng khả năng quân sự, tăng quyền lợi kinh tế (trong các vùng biển xung quanh)”.

“Tôi nghĩ rằng... sở hữu một thực thể không phải là một hòn đảo theo định nghĩa của Luật Biển (UNCLOS) - tức là không có cư dân, và không có tài nguyên riêng (đủ cho cư dân trên đảo đó sống được) - thì không có giá trị đòi chủ quyền vùng lãnh hải bao quanh. Vì vậy, việc tạo ra chủ quyền lãnh hải xung quanh các ‘hòn đảo’ này, bất kể diện tích là to hay nhỏ, là không đúng với những gì được quốc tế chấp nhận”.

Theo ông Brisset, về mặt quân sự, các "hòn đảo" chỉ có thể được coi là một cứ điểm nhỏ không mấy quan trọng. Lợi ích của nó chủ yếu là về kinh tế, đặc biệt cho ngư dân. Nhưng nếu diện tích vượt quá một ngưỡng nhất định - máy bay chiến đấu có thể hạ cánh được, có thể triển khai trên đó vũ khí hạng nặng, có cảng biển lớn đến mức tàu chiến có thể ghé vào lấy đồ tiếp tế... - thì lại là chuyện khác. Nguy cơ lúc đó sẽ là từ sở hữu về kinh tế, rồi sẽ mở rộng dần sang sở hữu lãnh thổ và chủ quyền. Và hành động đó tạo căng thẳng với các nước trong khu vực.

Liên quan đến phản ứng của các nước nhỏ ven Biển Đông như Philippines, chuyên gia người Pháp Brisset nói:

“Philippines đã chọn cách quốc tế hóa, kiện ra Tòa án quốc tế. Tôi nghĩ rằng đây là một cách tiếp cận khá thú vị. Bởi vì nếu chúng ta phân tích một cách đơn giản, thì Philippines có quyền hợp pháp để làm việc đó. Bây giờ, vấn đề là đã có quyền hợp pháp rồi, nhưng ngoài ra còn phải có thực lực nữa. Đó là vấn đề khó... Việt Nam, trên bình diện pháp luật và trên bình diện chiếm hữu thực tế một số đảo Trường Sa, có những lập luận vững chắc hơn, hơn cả lập luận của Philippines về chủ quyền do người Pháp chuyển giao lại. Bởi vì trong các tài liệu chính thức được công nhận, thì quốc gia có chủ quyền các hòn đảo này vào thời điểm năm 1933, là Pháp”.

Trung Quốc không tham gia vụ kiện, bởi vì hiện nay chỉ có một đối thủ duy nhất tại tòa án quốc tế. Nếu có 3, 4 nước cùng kiện, Trung Quốc sẽ ngày càng phải đối mặt với thực tế. Chúng ta không quên rằng 40% của vận tải biển của toàn thế giới đi qua khu vực này”.

Về sự hiện hiện gần đây của Mỹ ở Biển Đông, ông Brisset nhận xét: “Sự hiện diện của Mỹ... không trái với luật pháp quốc tế trong tất cả các vùng biển của thế giới. Người Mỹ muốn đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Người Mỹ quan niệm sự tự do hàng hải cũng giống như quyền tự do hàng không ở một số khu vực mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố cách đây không lâu tại Biển Hoa Đông. Trung Quốc coi đó là một sự khiêu khích. Nhưng Mỹ đã vận dụng đúng luật pháp quốc tế. Trung Quốc có thể tấn công một tàu Philippines, nhưng không bao giờ dám tấn công một tàu của Mỹ”.

Ông Bisset khẳng định: “Trung Quốc đang gián tiếp cản trở nỗ lực đạt Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) bằng cách, có thể nói trắng ra, là bỏ tiền ra mua một số quốc gia. Điều này đặc biệt rõ khi ghế chủ tịch luân phiên của ASEAN được trao cho Campuchia”.

Theo ông Brisset, có ba cơ sở để đấu tranh với Trung Quốc. Về mặt quân sự, là dựa vào hợp tác vùng hay hợp tác với Mỹ. Thứ hai là cơ sở pháp lý, mà tới nay mới chỉ có duy nhất Philippines chọn. Và cuối cùng là truyền thông, nhưng đáng tiếc là các nước hữu quan chưa khai thác triệt để sự lựa chọn này.

Video Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông (Nguồn CCTV 13):

TQ toan tính “kiểm soát thực tế Biển Đông” với lộ trình 2 bước

Bắc Kinh đã đẩy nhanh kế hoạch thiết lập sức mạnh quân sự ở Biển Đông từ 3 năm trước, với một loạt các bước đi xây dựng.

Video Mỹ điều tàu chiến tuần tra ở Biển Đông (Nguồn video VTC):