Hai thảm kịch kinh hoàng khiến 20% dân số London chết thảm

(VietnamDaily) - Trong 2 năm (1665 - 1666), thủ đô London, Anh trải qua hai thảm kịch tồi tệ là đại dịch hạch và trận đại hỏa hoạn. Hậu quả là khoảng 15-20% dân số London thiệt mạng, khoảng 100.000 người dân mất nhà cửa.

Hai tham kich kinh hoang khien 20% dan so London chet tham
 Theo các chuyên gia, thủ đô London, Anh trải qua một thời kỳ đen tối trong 2 năm (1665 - 1666). Trong khoảng thời gian này, người dân ở London đối mặt với 2 thảm kịch tồi tệ.
Hai tham kich kinh hoang khien 20% dan so London chet tham-Hinh-2
 Cụ thể, từ năm 1665 - 1666, London xảy ra 2 thảm kịch kinh hoàng gồm: Đại dịch hạch và trận đại hỏa hoạn. 
Hai tham kich kinh hoang khien 20% dan so London chet tham-Hinh-3
 Hai thảm kịch trên đã cướp đi sinh mạng của khoảng 15-20% dân số London.
Hai tham kich kinh hoang khien 20% dan so London chet tham-Hinh-4
Trong đó, đại dịch hạch bùng phát từ mùa xuân năm 1665. Đây là đợt bùng phát dịch hạch lớn cuối cùng ở London từ đó cho đến nay. 
Hai tham kich kinh hoang khien 20% dan so London chet tham-Hinh-5
 Sau khi bùng phát, đại dịch hạch khiến khoảng 1.000 người tử vong mỗi tuần. Tỷ lệ tỷ vong vì đại dịch hạch lên đến đỉnh điểm vào tháng 9/1665 khi có tới 7.165 người chết chỉ trong 1 tuần.
Hai tham kich kinh hoang khien 20% dan so London chet tham-Hinh-6
 Theo thống kê chính thức, London ghi nhận 68.596 người chết vì đại dịch hạch. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng số người chết vì dịch bệnh này ở London lên tới hơn 100.000 người. 
Hai tham kich kinh hoang khien 20% dan so London chet tham-Hinh-7
 Kể từ sau tháng 9, số người ở London nhiễm và tử vong vì dịch hạch giảm dần. Tháng 2/1666, Vua Charles II trở về London sau một thời gian dài đi tránh dịch. Khi ấy, đại dịch hạch được cho là được khống chế. 
Hai tham kich kinh hoang khien 20% dan so London chet tham-Hinh-8
 Đại dịch hạch qua chưa được bao lâu thì người dân London lại đối mặt với thảm kịch kinh hoàng khác. Trận hỏa hoạn bắt nguồn từ một tiệm bánh mỳ ở Pudding Lane, gần bờ sông Thames xảy ra ngày 2/9/1666.
Hai tham kich kinh hoang khien 20% dan so London chet tham-Hinh-9
 Tuy nhiên, vụ cháy này không thể khống chế khi gió Đông thổi mạnh khiến ngọn lửa lan từ tiệm bánh sang các tòa nhà khác. Hậu quả là vụ cháy ngày càng lan rộng và thiêu rụi nhiều tòa nhà, thánh đường...
Hai tham kich kinh hoang khien 20% dan so London chet tham-Hinh-10
Phải đến chiều 5/9, các đám cháy ở London mới được dập tắt hoàn toàn. Trận đại hỏa hoạn này đã phá hủy 13.200 tòa nhà và khiến khoảng 100.000 người rơi vào tình trạng vô gia cư. Một khu vực rộng 162.000 m2 ở London bị thiêu rụi giống như vừa trải qua ngày tận thế.  

Mời độc giả xem video: Bản tin nhanh: Nhật ký chống dịch Covid-19 ngày 2/4/2020. Nguồn VTC1.

WHO: Covid-19 là đại dịch toàn cầu

(VietnamDaily) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây ra tuyên bố sự bùng phát của dịch bệnh do virus corona chủng mới (Covid-19) là đại dịch toàn cầu.

Theo hãng thông tấn Reuters, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 11/3 cho biết WHO coi sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 là đại dịch toàn cầu.
"Chúng tôi quan ngại sâu sắc về cả mức độ lây lan và nghiêm trọng đáng báo động cũng như mức độ thiếu hành động đáng lo ngại. Vì vậy, chúng tôi đánh giá rằng Covid-19 có thể được mô tả như một đại dịch", Tổng giám đốc WHO nói.

Tiết lộ những cách 'thắt lưng buộc bụng' giữa lúc đại dịch Covid-19

(VietnamDaily) - Trước diễn biến phức tạp của Covid-19, rất nhiều người lao động bị cắt giảm thu nhập. Do đó, làm thế nào để tiết kiệm tiền thời Covid-19 là vấn đề được đặc biệt quan tâm. 

Tiet lo nhung cach 'that lung buoc bung' giua luc dai dich Covid-19
 Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, người dân không nên đầu tư trong thời gian bất ổn này. Hãy dành thời gian để đánh giá lại các mục tiêu của bản thân, và đảm bảo rằng các khoản đầu tư phù hợp với mục tiêu đã đặt ra. 

Các chủ doanh nghiệp nên làm gì trong đại dịch Covid-19?

(Vietnamdaily) - Đại dịch Covid-19 buộc các doanh nghiệp thay đổi cách thức hoạt động của mình, phổ biến nhất chính là cho phép nhân viên làm việc tại nhà. Qua đó dùng công nghệ để quản lý nhân viên từ xa.

Covid-19 chính thức trở thành một đại dịch và nó khiến các doanh nghiệp buộc phải thay đổi cách làm việc. Phần lớn cách doanh nghiệp ở Châu Âu, Mỹ, Trung Đông và Nga đã khuyến nghị nhân viên nên làm việc tại nhà, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Đối với các chủ doanh nghiệp đã quen với việc quản lý các dự án, nhân viên từ một văn phòng thông thường, Covid-19 đã đặt ra nhiều thách thức mới. Làm sao để một người có thể quản lý hiệu quả các quy trình, hoạt động và nhân viên thông qua việc sử dụng công nghệ?

Sự thay đổi đột ngột này là không thể lường trước được, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có hàng trăm hoặc hàng ngàn nhân viên.

Mặc dù đại dịch Covid-19 được dự đoán sẽ thay đổi rõ rệt cách thức hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong tương lai, nhưng nó cũng mang lại những cơ hội cho các nhà tư vấn quản lý nhân sự, điều đã được vạch ra từ 10 năm nay "Đầu tư vào công nghệ làm việc tại nhà".

Đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế thế giới lao đao. Lối thoát duy nhất là dạy cho các chủ doanh nghiệp và nhà quản lý thiếu kinh nghiệm thích nghi với hiện tượng mới này. Dưới đây là một số cách để giúp chủ doanh nghiệp thích ứng với điều kiện hiện nay.
Cac chu doanh nghiep nen lam gi trong dai dich Covid-19?
 Làm việc tại nhà là xu thế trong thời kỳ dịch Covid-19.

Đặt mục tiêu mới

Chủ doanh nghiệp nên làm rõ mục tiêu mới và vai trò công việc cho toàn bộ nhân viên. Sự thay đổi trong mô hình kinh doanh là một động thái tuyệt vời để hiểu được các hoạt động kinh doanh tổng thể, quy trình công việc và hiệu suất.

Các nhà quản lý doanh nghiệp nên đảm bảo mỗi nhân viên hiểu được kịch bản mà công ty đang đối mặt, và tương lai công ty sẽ như thế nào. Từ đó đặt ra sứ mệnh và tầm nhìn tổng thế mới.

Mục tiêu mới có thể là các mục tiêu kinh doanh mới và phân khúc thị trường mới. Rõ ràng kinh doanh tổng thể hiệu quả sẽ giúp hiệu suất lợi nhuận tốt hơn và giúp nhân viên có động lực hơn với công việc.

Giao tiếp

Giao tiếp được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho thành công của doanh nghiệp, nhưng nó còn quan trọng hơn khi phải là việc từ xa. Nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đưa ra quyết định và tiếp cận với các nhân viên.

Một nghiên cứu gần đây của Harvard Business Review cho thấy hơn 45% nhân viên từ xa tin rằng các nhà quản lý thành công thường xuyên liên lạc với họ về tất cả các khía cạnh của công việc.

Một mẹo khác là giữ tên và ảnh của tất cả các thành viên trong nhóm gần bạn và tự hỏi mình 'Tôi đã liên lạc với nhân viên X và Y hôm nay chưa?' Điều này sẽ đảm bảo bạn không bao giờ bỏ lại bất kỳ nhân viên nào trong thời gian khủng hoảng này,

Kết nối

Để giải quyết thách thức trong quản lý thời dịch Covid-19, các chủ doanh nghiệp nên dành thời gian để tương tác với nhân viên.

Nhân viên khi làm việc tại nhà rất có thể sẽ cảm thấy như bị bỏ rơi và bị phân biệt đối xử, điều này làm giảm hiệu suất công việc. Bản thân các chủ doanh nghiệp không quen tiến hành các cuộc họp ảo có thể cảm thấy căng thẳng trong việc quản lý công việc và nhân viên một cách có trật tự.

Mẹo ở đây là nên lắng nhe nhân viên, tin tưởng và tạo cho họ cảm giác tôn trọng bằng cách sử dụng các câu hỏi han trong cuộc gọi, hãy hỏi nhân viên tình hình sức khoẻ, và gia đình như thế nào, điều này sẽ giúp nhân viên thoải mái hơn và tạo hiệu suất công việc tốt hơn.

Không để chậm trễ quá trình chuyển đổi

Điều quan trọng các chủ doanh nghiệp phải sỡ hữu được hạ tầng công nghệ cơ bản sớm nhất có thể. Hãy chắc chắn rằng tất cả nhân viên đều có thể truy cập vào công nghệ cần thiết.

Liệt kê danh sách ai có máy tính xách tay? Đặt lình trình và thời gian quản lý thế nào? Có nên chuyển thời gian làm việc 8 giờ hành chính sang bất kỳ lúc nào không? Những nhân viên không có máy tính xách tay hoặc smartphone sẽ thế nào?. Các chủ doanh nghiệp nên đảm bảo rằng toàn bộ nhân viên đều có quyền truy cập đầy đủ vào công nghệ, để không ai cảm thấy bị bỏ rơi.