Hà Nội: Những DA đầu tư công nào vừa được chấp thuận đầu tư?

Tổng số dự án trình phê duyệt chủ trương đầu tư tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội là 21 dự án, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 14.604 tỷ đồng.

HĐND TP Hà Nội vừa thông qua nghị quyết về việc phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công của thành phố.
Theo đó, HĐND TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư 21 dự án, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 14.604 tỷ đồng, bao gồm: 2 dự án thuộc nhóm A, 13 dự án nhóm B và 6 dự án nhóm C. Trong đó, 20 dự án sử dụng ngân sách cấp thành phố với tổng mức đầu tư là 14.535 tỷ đồng, với nhu cầu kế hoạch vốn trung hạn 5 năm 2021 - 2025 là 7.363,2 tỷ đồng.
Dự án còn lại thuộc nhóm C sử dụng ngân sách quận Nam Từ Liêm với tổng mức đầu tư khoảng 69,3 tỷ đồng, đã được cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025.
Cụ thể, 21 dự án đầu tư công được Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
Nâng cấp Bệnh viện đa khoa huyện Phú Xuyên do UBND huyện Phú Xuyên làm chủ đầu tư (tổng mức đầu tư 230 tỷ đồng);
Tu bổ, tôn tạo Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín do UBND huyện Thường Tín làm chủ đầu tư (tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng);
Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Sơn Đà và kiên cố hoá hệ thống kênh kết hợp làm đường giao thông, huyện Ba Vì do UBND huyện Ba Vì làm chủ đầu tư (tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng);
Cải tạo, nâng cấp kiên cố kênh hệ thống 12-VĐ7, kênh 12-10-10 kết hợp làm đường giao thông, huyện Ứng Hoà do UBND huyện Ứng Hoà làm chủ đầu tư (tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng);
Kiên cố hoá tuyến thoát lũ hạ du xả tràn hồ chứa nước Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây do UBND thị xã Sơn Tây làm chủ đầu tư (tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng);
Cải tạo, nâng cấp, hoàn chỉnh mặt cắt đê Tiên Tân đoạn từ K0 đến K7+000, huyện Đan Phượng do UBND huyện Đan Phượng làm chủ đầu tư (tổng mức đầu tư 180 tỷ đồng).
Ha Noi: Nhung DA dau tu cong nao vua duoc chap thuan dau tu?
Hà Nội: Những DA đầu tư công nào vừa được chấp thuận đầu tư? (ảnh minh họa: Internet). 
Tương tự, 2 dự án do Ban Quản lý di tích danh thắng - Sở Văn hoá và Thể thao TP Hà Nội làm chủ đầu tư gồm: Tu bổ, tôn tạo di tích 5D Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm và Tu bổ, tôn tạo di tích lưu niệm 48 Hàng Ngang, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm cùng có tổng mức đầu tư 25 tỷ đồng.
Cùng đó, 6 dự án được giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố làm chủ đầu tư gồm: Đầu tư cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa Đống Đa (tổng mức đầu tư 314,9 tỷ đồng); cải tạo, nâng cấp công trình Nhà ăn vận động viên Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Hà Nội (tổng mức đầu tư 28 tỷ đồng); cải tạo, nâng cấp cơ sở tập luyện TDTT 14 Trịnh Hoài Đức (tổng mức đầu tư 42 tỷ đồng); cải tạo, nâng cấp nhà tập luyện và thi đấu thể dục thể thao tại số 292 Lạc Long Quân (tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng); cải tạo, nâng cấp nhà luyện tập vật - cầu mây - bóng ném - bóng bàn thuộc trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội (tổng mức đầu tư 82 tỷ đồng); cải tạo, nâng cấp công trình nhà tập luyện taekwondo - boxing - cầu lông - cầu lông - bóng chuyền thuộc trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội (tổng mức đầu tư 85 tỷ đồng).
Ban QLDA ĐTXD công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố được giao làm chủ đầu tư 3 dự án gồm: Cải tạo, nâng cấp tuyến kênh tiêu Tây Ninh - Ngòi Núc, huyện Thạch Thất (tổng mức đầu tư 174,1 tỷ đồng); cải tạo, nạo vét kênh tiêu Phùng Xá - Dị Nậu, huyện Thạch Thất (tổng mức đầu tư 92,5 tỷ đồng); cải tạo kênh tiêu Lim và trạm bơm Lim, huyện Thạch Thất (tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng).
Còn lại, Ban QLDA ĐTXD công trình giao thông thành phố được giao làm chủ đầu tư 4 dự án gồm: Đầu tư xây dựng đường Vành đai 2,5 đoạn từ Nguyễn Trãi (Quốc lộ 6) đến Đầm Hồng (tổng mức đầu tư 2.582,89 tỷ đồng); xây dựng tuyến đường từ phố Trịnh Văn Bô kéo dài nối với phố Kiều Mai (đến hết địa phận quận Nam Từ Liêm) với tổng mức đầu tư 97,6 tỷ đồng; xây dựng cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu (tổng mức đầu tư 9.898 tỷ đồng); đầu tư xây dựng đường Vành đai 3,5 đoạn từ cầu Thượng Cát đến Quốc lộ 32 (tổng mức đầu tư 1.594 tỷ đồng).
HĐND TP Hà Nội giao UBND thành phố chỉ đạo các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư và các đơn vị liên quan thực hiện rà soát, chuẩn xác quy mô, nội dung đầu tư, có giải pháp đấu nối thích hợp, khớp nối đồng bộ, lựa chọn phương án, giải pháp kỹ thuật phù hợp, đảm bảo không trùng lặp và tiết kiệm, hiệu quả và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định; xác định nguồn gốc đất đai, xây dựng phương án, kinh phí giải phóng mặt bằng đảm bảo đúng chế độ, chính sách hiện hành.
Bên cạnh đó, trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan; trong công tác lập, trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cần lưu ý thực hiện (hoặc giải trình việc không thực hiện) ý kiến của các sở, ngành đã đóng góp tại bước lập, trình, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án…

Cận cảnh không gian sống hiện đại của nữ MC trẻ nhất VTV

Căn hộ của MC Vũ Phương Thảo được thiết kế theo phong cách hiện đại, sử dụng gam màu cam sặc sỡ nhưng ấm cúng.

Can canh khong gian song hien dai cua nu MC tre nhat VTV
MC Vũ Phương Thảo (sinh năm 1997), được nhiều khán giả truyền hình gọi với biệt danh "MC trẻ nhất VTV". Cô dẫn nhiều chương trình quen thuộc trên sóng VTV như VTV Kết Nối, Khoảnh Khắc Yêu Thương, Chuyện Đêm Muộn...

Điểm tên những dự án đầu tư công “rùa bò”, đội vốn

Mới đây (24/7), Tại kỳ họp lần thứ nhất, Quốc hội XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết có nhiều dự án đầu tư công bị chia nhỏ, manh mún, còn tình trạng kéo dài, đội vốn.

Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von
Dự án đường sắt đô thị tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội: Được đầu tư xây dựng bởi Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội và được công ty Systra của Pháp tư vấn thiết kế, khởi công xây dựng từ năm 2010 dự kiến hoàn thành năm 2015. Sau đó dự án thi công ì ạch, sau nhiều lần đội vốn, lùi ngày hoàn thành vào năm 2019. Dự kiến khai thác thương mại vào tháng 4 năm 2021 nhưng đến nay dự án vẫn chưa được đưa vào sử dụng.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-2
Dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên: Được phê duyệt lần đầu tiên vào năm 2007 với tổng mức đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2011, dự án được điều chỉnh lên hơn 47.000 tỷ đồng, tăng thêm 30.000 tỷ đồng so với dự tính. Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2017 và đưa vào khai thác vận hành năm 2018. Dù vậy, đến nay dự án vẫn chưa vận hành.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-3
Dự án đường sắt đô thị tuyến số 2 Bến Thành - Tham LươngTháng 1/2012, Ban quản lý ĐSĐT TP.HCM ký hợp đồng với liên danh tư vấn gói thầu tư vấn thực hiện dự án (Tư vấn IC) với giá trị 43,98 triệu euro, thực hiện tư vấn trong 18 tháng nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Kể từ tháng 10/2018, tư vấn đã tạm dừng huy động nhân sự hỗ trợ cho dự án. Tháng 3/2021, UBND TP.HCM đã phê bình nghiêm khắc tập thể lãnh đạo Ban Quản lý ĐSĐT TP.HCM giai đoạn 2018 - 2019 vì để xảy ra chậm trễ ký kết, thực hiện hợp đồng tư vấn của tuyến metro số 2.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-4
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông: Là một tuyến đường sắt đô thị đang được xây dựng, một phần của hệ thống mạng lưới Đường sắt đô thị Hà Nội, được đầu tư xây dựng bởi Bộ Giao thông Vận tải và vốn vay ODA của Trung Quốc ký năm 2008. Được khởi công xây dựng từ tháng 10 năm 2011, Dự kiến bắt đầu khai thác từ 2015, nhưng tính đến nay, sau nhiều lần đội vốn, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa xác định được ngày vận hành chính thức.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-5
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi: Năm 2004 dự án được Chính phủ thông qua và giao cho Bộ GTVT đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, dự án gặp nhiều vấn đề khó khăn nên làm chậm tiến độ thi công. Sau nhiều lần điều chỉnh, tháng 9/2017 khu tổ hợp Ngọc Hồi của huyện Thanh Trì đã hoàn thành giải phóng mặt bằng. Đến tháng 1/2018 Bộ GTVT có văn bản đề nghị bổ sung vốn 1.410 tỷ đồng vốn đối ứng để thực hiện giải phóng mặt bằng và tiếp tục triển khai các bước tiếp theo để đáp ứng tiến độ hoàn thành Dự án giai đoạn I vào năm 2024.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-6
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành: Các gói thầu đoạn sử dụng vốn ADB phía Tây và đoạn sử dụng vốn JICA yêu cầu hoàn thành trước quý II-2019; các gói thầu sử dụng vốn ADB đoạn phía Tây yêu cầu hoàn thành trước 31/12/2020. Nhưng đến nay dự án vẫn chậm tiến độ, chưa được hoàn thành.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-7
 Dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên QL25 (dài 5,4km): Dự án do Sở GTVT Phú Yên làm chủ đầu tư đang chậm tiến độ khi sản lượng mới đạt khoảng 46,8%, chậm 14,5% so với kế hoạch. Dự án thi công chậm do vướng mắc trong công tác GPMB. Đến giữa tháng 6/2021, dự án mới nhận bàn giao được 4,6km, đạt 83,9%. Phần mặt bằng còn lại khoảng 800m do các 49 hộ dân còn khiếu nại về chính sách tái định cư.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-8
Dự án đầu tư QL27 đoạn tránh Liên Khương (dài 6,2km): Do Sở GTVT Lâm Đồng làm chủ đầu tư, theo kế hoạch ban đầu, dự án hoàn thành trong tháng 12/2020. Sau đó, Bộ GTVT đã phải gia hạn lần 1, tiến độ hoàn thành vào ngày 30/6/2021. Tuy nhiên, đến giữa tháng 6/2021, dù chỉ có 1 gói thầu xây lắp nhưng sản lượng thi công dự án mới đạt khoảng 76,5%.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-9
Dự án Cầu Thủ Thiêm 2: Dự án cầu Thủ Thiêm 2 với tổng vốn đầu tư 4.260 tỷ đồng, được khởi công xây dựng vào đầu 2015 và dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Nhưng đến nay, vướng mắc về công tắc giải phóng mặt bằng khiến dự án chưa thể hoàn thành.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-10
Dự án khép kín vành đai 2 - đoạn 3 từ đường Phạm Văn Đồng - nút giao thông Gò Dưa (Q.Thủ Đức, dài 2,75km): Bắt đầu thi công từ năm 2017 do Công ty cổ phần Văn Phú Bắc Ái thực hiện theo hình thức hợp đồng BT. Mặc dù chỉ dài 2,75km nhưng cho đến nay (7/2021) sau 4 năm thi công dự án vẫn là một bãi đất hoang với vật liệu xây dựng ngổn ngang.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-11
Dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên: Được khởi động từ năm 2005. Dự án có Tổng mức đầu tư ban đầu hơn 3.800 tỷ đồng, tháng 12/2008, Tisco đã báo cáo trượt giá VLXD, chi phí nhân công, chi phí nhập khẩu thiết bị… tăng từ 58% đến 113% so với thời điểm ký kết. Đến năm 2012, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ hơn 3.800 tỷ đồng lên 8.100 tỷ đồng.

>>> Mời quý độc giả xem video: Bình Dương: Điều tra hàng loạt dự án bất động sản sai phạm. (Nguồn: THTPCT)



Hải Dương: Thông qua 5 Nghị quyết đầu tư nhiều dự án quan trọng

Tại kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII đã thông qua 5 nghị quyết liên quan đến một số dự án đầu tư công.

Ngày 24/6, Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XVII nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 8, kỳ họp chuyên đề để xem xét, thảo luận, thông qua 5 nghị quyết liên quan đến một số dự án đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương và địa phương. Ông Phạm Xuân Thăng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương điều hành kỳ họp.