Google, Meta, Amazon đồng loạt tung công cụ AI mới

Thay vì chỉ phát triển chatbot đối thoại, ba “gã khổng lồ” công nghệ đang hướng đến một thế hệ AI hành động có trí nhớ và tự xử lý công việc phức tạp.

Ba "gã khổng lồ" công nghệ Google, Meta và Amazon gần như đồng loạt công bố những bước tiến mới trong mảng AI, cho thấy một chuyển dịch rõ ràng: từ mô hình trả lời sang mô hình hành động. Thay vì chỉ phản hồi người dùng, các hệ thống AI mới đang được thiết kế để chủ động quan sát, lên kế hoạch và hoàn thành chuỗi tác vụ như một cộng sự kỹ thuật số thực thụ.

ai-agent-interface-illustration-an-illustrative-depiction-of-an-artificial-intelligence-agents-operational-interface-showcasing-interconnected-elements-free-vector.jpg
Các nền tảng AI mới từ Google, Meta và Amazon đang định hình lại cách người dùng tương tác với công nghệ hằng ngày.

Google dẫn đầu xu hướng với bản cập nhật Gemini - bộ công cụ AI tích hợp sâu vào hệ điều hành Android và trình duyệt Chrome. Giờ đây, Gemini không chỉ trả lời câu hỏi, mà có thể thực hiện thay người dùng các hành động như tóm tắt văn bản, đặt lịch họp, viết email hoặc tìm kiếm thông tin theo yêu cầu phức tạp. Song song đó, Google giới thiệu Deep Search - một công cụ tìm kiếm tăng cường AI, có khả năng hiểu ngữ nghĩa sâu và đưa ra câu trả lời trọn vẹn thay vì chỉ hiển thị liên kết như trước.

gemini-09nvwyf-8ik.jpg
Gemini của Google được tích hợp sâu vào hệ sinh thái Android.

Meta, dù chưa ra mắt sản phẩm tác nhân cụ thể, vẫn thể hiện rõ chiến lược dài hạn bằng việc mở rộng hạ tầng AI. Với dòng mô hình mã nguồn mở Llama 3, Meta đặt nền móng cho các tác nhân có khả năng học hỏi dài hạn, duy trì ngữ cảnh qua nhiều lượt tương tác và thích nghi với người dùng theo thời gian. Hướng đi này không chỉ phục vụ nền tảng riêng như Facebook hay WhatsApp, mà còn mở đường cho hệ sinh thái AI mở, nơi các nhà phát triển có thể xây dựng tác nhân của riêng mình.

Trong khi đó, Amazon tập trung vào khối doanh nghiệp với AgentCore – một nền tảng tạo tác nhân AI chạy trực tiếp trên dịch vụ đám mây AWS. AgentCore cho phép các công ty tích hợp dữ liệu nội bộ, xây dựng trợ lý số tùy biến theo từng quy trình, từ chăm sóc khách hàng đến vận hành kỹ thuật. Điểm mạnh của Amazon là sự liên kết chặt chẽ giữa AI và hệ thống hạ tầng – giúp tác nhân có thể truy cập, xử lý và hành động trên dữ liệu thực một cách hiệu quả.

Điểm chung của cả ba ông lớn là hướng tới AI có khả năng tự vận hành - một cấp độ vượt xa chatbot. Các tác nhân số (AI agents) có thể ghi nhớ, suy luận, phân tích dữ kiện phức tạp và tự lên kế hoạch hành động. Đây là bước tiến được ví như chuyển từ “bộ não trả lời” sang “cánh tay hành động”, biến AI thành cộng sự thay vì chỉ là công cụ.

Sự trỗi dậy của tác nhân số không phải ngẫu nhiên. Nó phản ánh nhu cầu ngày càng lớn trong xã hội số: xử lý khối lượng thông tin khổng lồ, tự động hóa quy trình lặp đi lặp lại và tăng tốc ra quyết định. Các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), kết hợp với API, cơ sở dữ liệu thời gian thực và bộ nhớ nhân tạo, đang tạo ra nền tảng kỹ thuật vững chắc cho những AI có thể hiểu thế giới và tương tác như con người.

Với sự tham gia đồng loạt của Google, Meta và Amazon, đường đua tác nhân số không còn là tiềm năng, mà đang hiện hữu ngay trên điện thoại, trình duyệt và dịch vụ đám mây. Trong tương lai gần, thay vì chỉ ra lệnh cho AI làm từng việc nhỏ, người dùng có thể giao cả chuỗi nhiệm vụ và để AI tự lo phần còn lại.

Google tuyên bố tích hợp Hệ điều hành ChromeOS vào Android

Sau nhiều đồn đoán thì Google mới đây vừa xác nhận sẽ sáp nhập hoàn toàn hệ điều hành Chrome OS dành cho máy tính để bàn vào Android.

Cuối năm ngoái, một tin đồn cho biết Google đang có kế hoạch sáp nhập ChromeOS với Android. Vào thời điểm đó, nguồn tin tiết lộ “gã khổng lồ” tìm kiếm sẽ thực hiện "một dự án kéo dài nhiều năm để chuyển đổi hoàn toàn ChromeOS sang Android". Giờ đây, một giám đốc điều hành cấp cao của Google đã xác nhận động thái này.

Không phải ChatGPT, trình duyệt web của OpenAI đe dọa Chrome

OpenAI, được Microsoft hậu thuẫn, đang chuẩn bị ra mắt trình duyệt web mới hỗ trợ AI, trực tiếp thách thức sự thống trị của Chrome của Google.

Thời gian gần đây có những thông tin về việc người dùng thay đổi cách duyệt web, qua đó, sử dụng AI trực tiếp thay vì trình duyệt. Điều này nghe thực sự có thể đe dọa đến các nhà phát triển trình duyệt như Chrome của Google hay Safari, Opera v.v..

Tuy nhiên, với Google họ cũng chưa phải quá nao núng khi việc điều hướng các kết quả tìm kiếm vẫn còn trong sự chi phối của họ.

Rủi ro từ trào lưu "xuyên không" với Google Maps

Phía sau trào lưu "xuyên không" với Google Maps ẩn chứa những rủi ro không ngờ về quyền riêng tư và an toàn cá nhân.

Những ngày gần đây, mạng xã hội TikTok được tràn ngập bởi các video chia sẻ về việc sử dụng Google Maps để "xuyên không" về quá khứ. Người dùng hào hứng khoe những hình ảnh ngôi nhà cũ, con phố thuở nhỏ hay những khoảnh khắc đã qua của cuộc sống thông qua tính năng Street View. Tuy nhiên, phía sau trào lưu thú vị này đang ẩn chứa những rủi ro không ngờ về quyền riêng tư và an toàn cá nhân.

Trào lưu "xuyên không" đơn giản nhưng cuốn hút