Vụ đại gia Nguyễn Phương Hằng tạm giam: Con trai xin nộp 10 tỉ đồng bảo đảm cho mẹ tại ngoại

Ngày 24/10, ông Nguyễn Quang Tuấn (sinh năm 1990, ngụ quận 7, TP HCM - con trai bà Nguyễn Phương Hằng), gửi đơn đến các cơ quan tố tụng gồm Cơ quan CSĐT Công an TP HCM và VKSND TP HCM xin đặt tiền để bảo đảm cho mẹ là bị can Nguyễn Phương Hằng được tại ngoại chữa bệnh.

Theo đó, ông Tuấn xin được đặt tiền để bảo đảm là 10 tỉ đồng để thay thế biện pháp ngăn chặn tạm giam cho bị can Hằng cho đến khi kết thúc vụ án.

Ông Tuấn trình bày: Bị can Nguyễn Phương Hằng (sinh năm 1971, Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam, thường trú ở đường Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM và nơi ở số 6 Nguyễn Thông, Phường 7, Quận 3, TP.HCM) có địa chỉ cư trú rõ ràng.

Bị can bị khởi tố và bắt tạm giam vào ngày 24/3 đến nay về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Theo Điều 7 Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 7/8/2018 về các điều kiện được áp dụng biện pháp ngăn chặn “Đặt tiền để bảo đảm” để thay thế biện pháp “Tạm giam” quy định tại Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2018, ông Tuấn nhận thấy mẹ ông hội đủ các điều kiện.

Cụ thể bà Hằng phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, chưa có tiền án; Có địa chỉ cư trú rõ ràng. Trước khi bị bắt có nhiều bằng khen, giấy khen của nhiều cơ quan nhà nước, nhiều tổ chức xã hội về hoạt động từ thiện.

Sau khi bị bắt đến nay, Bà Hằng cũng đã thành khẩn nhận sai và cam kết không vi phạm, nhiều lần tự viết đơn xin được tại ngoại để điều trị bệnh và cam kết không tái diễn hành vi livestream trên mạng xã hội….

Hành vi của bị can không thuộc các trường hợp không được áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm. Ngoài ra bản thân bị can Hằng đang phải điều trị nhiều bệnh như: cao huyết áp, rối loạn lo âu, rối loạn lipid máu, mất ngủ kéo dài, u xơ tử cung… phải thường xuyên uống thuốc điều trị gần chục năm nay.

Bà là người chăm sóc mẹ hơn 80 tuổi, con nhỏ và là người điều hành hoạt động doanh nghiệp với rất nhiều người lao động.

Từ đó, ông đã đưa ra đề nghị trên.

Trước đó, VKSND TP.HCM đã trả hồ sơ vụ bà Hằng bị đề nghị truy tố về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Lý do, VKS nhận định cơ quan điều tra cần làm rõ vai trò đồng phạm, xem xét việc nhập vụ án liên quan đến bị can Hằng do Công an Bình Dương khởi tố nhằm giải quyết triệt để vụ án.

Vu dai gia Nguyen Phuong Hang tam giam: Con trai xin nop 10 ti dong bao dam cho me tai ngoai

Đơn của con trai bà Hằng. Ảnh: H.YẾN

Bị can Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam từ ngày 24-3. Ngày 18-8, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM hoàn tất điều tra và đề nghị truy tố bị can. Theo kết luận điều tra, bà Hằng đã thông qua 12 tài khoản mạng xã hội, tổ chức nhiều buổi phát sóng trực tiếp (livestream) qua mạng internet để xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng uy tín, danh dự của ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni).

Ngoài ra, cơ quan điều tra xác định các buổi livestream của bà Hằng còn có sự hỗ trợ, giúp sức của các cá nhân: ông Huỳnh Công Tân, bà Lê Thị Thu Hà, bà Nguyễn Thị Mai Nhi, ông Đặng Anh Quân, ông Nguyễn Đình Kim.

Đối với những cá nhân liên quan, tham gia giúp sức, CQĐT đã trưng cầu giám định các nội dung liên quan nhưng chưa có kết quả. Khi có kết quả sẽ tiếp tục xử lý theo pháp luật.

Gần đây nhất, VKS tỉnh Bình Dương có đề nghị CQĐT tỉnh sáp nhập vụ án đang thụ lý với cơ quan tố tụng tại TP.HCM.

Đặt tiền bảo đảm

Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.

2. Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước...

(Trích Điều 122 BLTTHS 2015)

1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

3. Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.

(Trích Điều 121 BLTTHS)

Hoàng Yến/Pháp luật TP HCM

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN