Việt xưa hay quấn khăn quanh đầu, lý do vì sao?
Khăn búi tóc trở nên phổ biến vào đầu thời Nguyễn. Ngoài vai trò làm đẹp, loại khăn này còn có một công dụng mà ít ai thời nay biết tới...
T.B (tổng hợp)
-
Khăn búi tóc là tên gọi của loại khăn người Việt xưa dùng để quấn quanh đầu, từng được coi là "thời trang" được cả nam giới và nữ giới ưa chuộng.
-
Trong cuốn “Ngàn năm áo mũ”, nhà nghiên cứu Trần Quang Đức nhận định, khăn búi tóc trở nên phổ biến vào đầu thời Nguyễn, được dùng cùng với áo Thụ lĩnh –tiền thân của áo dài hiện tại. Chức năng của loại khăn này là làm gọn tóc để tránh nóng, khó chịu khi vướng phải mái tóc dài.
-
Theo thời gian, người Việt dần dần chú ý nhiều hơn đến hình dáng và kiểu cách của khăn. Đến cuối thời Nguyễn, kiểu dáng khăn búi tóc đã đạt đến hình dạng ổn định nhất.
-
Khăn búi tóc của nam và nữ có rất nhiều sự khác biệt. Nam giới sẽ búi tóc phía sau kiểu củ tỏi rồi quấn khăn quanh đầu để gọn, không chừa lại tóc mái phía trước.
-
Đối với nữ búi tóc cơ bản nhất chính là độn tóc, kiểu này được sử dụng rộng rãi từ miền Bắc vào đến Huế. Tuy kiểu quấn khăn có khác nhau nhưng kiểu búi tóc vẫn là như vậy.
-
Do lúc phụ nữ độn luồn mái tóc vào khăn thì phần mái chẻ đôi hiện ra chứ không được che gọn như nam. Vì vậy khăn mỏ quạ xuất hiện với tác dụng che đi toàn bộ mái tóc và cả phần tóc mái phía trước bị chẻ ra.
-
Một loại khăn búi tóc chỉ có ở phụ nữ chính là khăn vành dây. Đây là dạng khăn dùng vải khổ lớn và rộng để quấn. Để kiểu vấn khăn này đẹp thì khăn phải được vấn nhiều vòng. Càng nhiều vòng thì vân khăn hiện lên mới đẹp.
-
Do những thay đổi của thời cuộc mà khăn búi tóc truyền thống hầu như đã biến mất trong tủ đồ của người Việt thời hiện đại. Người ta chỉ còn gặp loại khăn độc đáo này ở các lễ hội hoặc sự kiện văn hóa truyền thống...
-
Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.
T.B (tổng hợp)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile