Vì sao Vạn Lý Trường Thành ngàn năm không đổ?
Vạn Lý Trường Thành là công trình xây dựng dài nhất thế giới. Việc thi công công trình được tiến hành từ đầu thế kỷ 8 trước Công nguyên. Trải qua hàng ngàn năm, Vạn Lý Trường Thành không bị đổ sập. Vì sao lại vậy?
Tâm Anh (theo LS)
-
Trung Quốc nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, công trình kỳ vĩ. Một trong những địa điểm du lịch hút khách nhất tại quốc gia này là Vạn Lý Trường Thành.
-
Việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành được tiến hành từ đầu thế kỷ 8 trước Công nguyên và kéo dài trong hơn 2.000 năm. Sau khi hoàn thành, công trình có chiều dài hơn 8.800 km.
-
Dù Vạn Lý Trường Thành tồn tại hơn 2 thiên niên kỷ nhưng công trình này vẫn đứng vững giữa đất trời, thách thách cùng thời gian.
-
Từ đây, nhiều người tò mò không biết Vạn Lý Trường Thành được xây dựng như thế nào mà ngàn năm không đổ. Để trả lời câu hỏi này, các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử bỏ ra nhiều thời gian và tâm huyết.
-
Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện "bảo bối" giúp Vạn Lý Trường Thành ngàn năm không bị phá hủy là nhờ được xây dựng từ vật liệu quý hiếm.
-
Người Trung Quốc thời phong kiến dùng một loại vữa đặc biệt để xây dựng nên Vạn Lý Trường Thành. Vào từng giai đoạn lịch sử, mỗi loại vữa khác nhau được sử dụng để xây dựng các phần của công trình này như được làm từ đất sét, đá, gạch vụn, gỗ tới đá vôi...
-
Trong số này, loại vữa có thành phần gạo nếp là đặc biệt nhất. Gạo nếp là thực phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân.
-
Người Trung Quốc thời phong kiến trộn súp gạo nếp với đá vôi đã nung nóng ở nhiệt độ cao rồi thêm nước và một số thành phần khác để tạo nên loại vữa đặc biệt nhất thế giới.
-
Nhờ vậy, Vạn Lý Trường Thành tồn tại đến ngày nay dù trải qua nhiều tác động của thiên nhiên như mưa bão, động đất.
-
Với cách làm này, các chuyên gia đánh giá loại vữa làm từ gạo nếp là một trong những phát minh vĩ đại nhất của Trung Quốc thời xưa.
-
Mời độc giả xem video: Tỷ phú công nghệ chiếm ưu thế trong giới siêu giàu Trung Quốc. Nguồn: VTV24.
Tâm Anh (theo LS)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile