Vì sao phi công phải nói 'Mayday' thay 'SOS' khi máy bay gặp nạn?
Nếu sự cố không nguy hiểm đến tính mạng, phi công sẽ dùng tín hiệu "Pan-Pan" thay vì "Mayday".
Thiên Trang (th)
-
" Mayday" là tín hiệu cấp cứu quốc tế trong ngành hàng không, có nguồn gốc từ tiếng Pháp "m'aider" (giúp tôi). (Ảnh: Science)
-
Tín hiệu này được sử dụng từ những năm 1920 để đảm bảo phi công các nước dễ dàng nhận diện khi gặp nạn.(Ảnh: MSN)
-
Phi công lặp lại "Mayday" ba lần để tránh nhầm lẫn với các cuộc liên lạc thông thường trên radio.(Ảnh: SlashGear)
-
"Mayday" được chọn thay vì "SOS" vì nó rõ ràng hơn khi truyền bằng giọng nói qua sóng radio.(Ảnh: SlashGear)
-
Nếu sự cố không nguy hiểm đến tính mạng, phi công sẽ dùng tín hiệu "Pan-Pan" thay vì "Mayday".(Ảnh: punjab kesari)
-
Tín hiệu "Securité" được sử dụng để cảnh báo về các nguy cơ như bão, gió mạnh, hoặc chướng ngại vật.(Ảnh: TripZilla)
-
Một số trường hợp phát tín hiệu khẩn cấp đã được hạ cánh an toàn như: chuyến bay United Airlines 232 (1989) phát tín hiệu "Mayday", giúp cứu sống 185/296 người. (Ảnh: FLYING Magazine)
-
Chuyến bay US Airways 1549 (2009) cũng dùng "Mayday", giúp cơ trưởng Sully hạ cánh xuống sông Hudson an toàn.m(Ảnh: Cockpit Voice Recorder Database)
-
Hệ thống tín hiệu khẩn cấp này đã đóng vai trò quan trọng trong việc cứu sống hàng trăm mạng người. (Ảnh: News18)
-
Mời quý độc giả xem thêm video: Ngắm máy bay điện chở khách đầu tiên thế giới được cấp phép.
Thiên Trang (th)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile