Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Trần Đình Long mất bao nhiêu tiền khi chứng khoán giảm mạnh?

Khối tài sản của tỷ phú Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát giảm không phanh và đã bốc hơi khoảng 1,6 tỷ USD so với đầu năm.

Không nằm ngoài xu hướng chung trên thị trường, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long giảm kịch sàn trong phiên giao dịch đầu tháng mới (3/10). Tuy nhiên, cầu bắt đáy đối với cổ phiếu HPG khá lớn trong phiên thị trường chứng khoán bốc hơi gần 8 tỷ USD. VN-Index giảm gần 46 điểm.

Chốt phiên giao dịch 3/10, cổ phiếu HPG giảm 6,84% xuống 19.750 đồng/cp.

Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 12/2020, cổ phiếu HPG xuống dưới ngưỡng 20.000 đồng/cp.

Cổ phiếu giảm mạnh khiến khối tài sản quy từ cổ phiếu HPG của tỷ phú Trần Đình Long mất khoảng 110 triệu USD (tương đương khoảng 2.600 tỷ đồng).

Trong một năm qua, cổ phiếu HPG giảm khoảng 54% khiến khối tài sản của ông Trần Đình Long bốc hơi 1,6 tỷ USD theo tính toán của Forbes. Hồi đầu năm, tài sản của ông Long còn ở mức 3,2 tỷ USD.

Cổ phiếu HPG giảm mạnh trong xu hướng giảm chung trên thị trường chứng khoán.

Trong phiên giao dịch 3/20, chỉ số VN-Index giảm hơn 45 điểm, xuống 1.086,44 điểm - đáy 20 tháng.

Ty phu Pham Nhat Vuong va Tran Dinh Long mat bao nhieu tien khi chung khoan giam manh?

Tỷ phú Trần Đình Long (Ảnh: Hoàng Hà)

Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh trong bối cảnh chứng khoán thế giới lao dốc, lạm phát ở Mỹ quanh đỉnh 40 năm, trong khi lạm phát tại châu Âu tháng 9 đồng loạt tăng vọt lên ngưỡng 10%.

Thị trường tài chính thế giới cuối tuần qua rúng động. Sau khi Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) phát đi tín hiệu cứng rắn để trấn áp thị trường thì thế giới đón thông tin xấu đối với ông lớn Credit Suisse có tín hiệu “phá sản”, với số lượng hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ (CDS) tăng vọt.

Dòng tiền trong nước eo hẹp và lãi suất có xu hướng tăng cùng với áp lực giải chấp đã khiến cho tình hình xấu đi.

Với HPG, tình hình đã xấu đi từ nhiều tháng nay. Tại Đại hội cổ đông thường niên 2022 của ông lớn ngành thép Hòa Phát (HPG), chủ tịch HĐQT Trần Đình Long đã cảnh báo về tình hình “thê thảm” của doanh nghiệp, khi ngành thép “đang không thuận lợi”.

Giá thép trong vài tháng qua rớt rất nhanh.

Ty phu Pham Nhat Vuong va Tran Dinh Long mat bao nhieu tien khi chung khoan giam manh?-Hinh-2

Theo Forbes, tính tới 3/10/2022 tài sản của ông Trần Đình Long còn 1,6 tỷ USD.

Nhiều doanh nghiệp cũng đã công bố kết quả kinh doanh kém. CTCP Thép Thủ Đức - Vnsteel (TDS) báo thua lỗ trong quý II/2022. Hòa Phát ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý II/2022 giảm 50% so với quý I/2022 và chỉ bằng khoảng 41% cùng kỳ.

Giá thép xây dựng trên thế giới gần đây tiếp tục giảm. Giá trong nước ở mức thấp, quanh 15 triệu đồng/lượng.

Nhiều dự báo cho rằng, nhu cầu thép toàn cầu sẽ tiếp tục ở mức thấp do kinh tế thế giới suy yếu và có thể suy thoái trong năm sau.

Trong nước, tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, mặt bằng giá thép thế giới ở mức thấp có thể vẫn ảnh hưởng tới các doanh nghiệp ngành thép.

Dù vậy, báo cáo của một số công ty chứng khoán cho rằng, việc Chính phủ thúc đẩy đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đối trọng với chính sách hút tiền giữ tỷ giá chống lạm phát của Ngân hàng Nhà nước, có thể là tin tích cực đối với ngành thép.

Trong phiên 3/10, lực cầu bắt đáy HPG khá cao. Tổng cộng, có gần 33,6 triệu cổ phiếu HPG được chuyển nhượng so với trung bình chưa tới 20 triệu đơn vị trong 10 phiên gần nhất.

Ty phu Pham Nhat Vuong va Tran Dinh Long mat bao nhieu tien khi chung khoan giam manh?-Hinh-3

Tính tới 3/10/2022, tài sản ông Phạm Nhật Vượng còn 4,2 tỷ USD.

Dù vậy, việc giá cổ phiếu biến động như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có dòng tiền trên thị trường, triển vọng lợi nhuận trong tương lai và biến số lãi suất hiện có xu hướng tăng dần.

Nhiều tỷ phú Việt khác cũng mất tiền kể từ đầu tháng 4. Theo Forbes, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng ghi nhận tài sản chỉ còn 4,2 tỷ USD so với mức 6 tỷ trước đó. Còn theo tính theo cổ phiếu trên sàn, tài sản của ông Vượng còn dưới 160 nghìn tỷ đồng, thấp hơn so với mức 205 nghìn tỷ đồng cuối 2021 (tương đương mất khoảng 2 tỷ USD).

Các tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang và Trần Bá Dương ghi nhận tài sản giảm ít hơn, khoảng 200-500 triệu USD mỗi người.

‘Cơn bão toàn cầu’ đã khiến đại gia Việt bốc hơi nhiều tỷ USD dù triển vọng kinh tế tươi sáng. Vốn hóa thị trường chứng khoán bốc hơi khoảng 90 tỷ USD từ đỉnh đầu tháng 4/2022. Riêng trong phiên 3/10, Chứng khoán Việt Nam lại giảm mạnh nhất châu Á và vốn hóa HoSE mất thêm gần 8 tỷ USD.

Mạnh Hà/Vietnamnet

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN