|
Theo WGC, Mỹ là quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới với 8.133 tấn (tính đến quý II năm 2023). Lượng vàng dự trữ của Mỹ gần bằng 3 quốc gia đứng ngay sau cộng lại. Hơn một nửa số vàng này được cất giữ ở kho vàng Fort Knox và những hầm vàng tại Fed New York. |
|
Xếp vị trí thứ 2 là Đức với 3.352 tấn vàng. Từ năm 2012 – 2017, Đức đã tiến hành hồi hương phần lớn lượng vàng dự trữ khổng lồ gồm 674 tấn từ Paris và New York về Frankfurt. |
|
Số vàng khổng lồ của Ý (2.451 tấn) được cất giữ tại các hầm ở Rome, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Anh. |
|
Lượng vàng dự trữ của Pháp khoảng 2.436 tấn. Phần lớn số vàng dự trữ của nước Pháp được mua lại trong những năm 1950 và 1960. Số vàng này đang được cất giữ trong những hầm vàng của Ngân hàng Trung ương Pháp. |
|
Những năm gần đây, Ngân hàng Trung ương Nga tăng cường tích trữ vàng trong thời gian gần đây nhằm đa dạng hóa tài sản, đồng thời tránh khỏi sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ. Hiện, Nga đang sở hữu 2.329 tấn vàng. |
|
2.113 tấn là số lượng vàng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang dự trữ. Ngoài ra, Trung Quốc là nước sản xuất vàng lớn nhất trên thế giới, chiếm 12% sản lượng mỏ toàn cầu. |
|
Dù chỉ đứng thứ 7 với 1.040 tấn, nhưng Thụy Sĩ lại là quốc gia sở hữu trữ lượng vàng theo bình quân đầu người lớn nhất thế giới. Số vàng của Thụy Sĩ chủ yếu là đến từ nhập khẩu. |
|
Vàng dự trữ của Nhật Bản do ngân hàng trung ương của nước này quản lý với 845,9 tấn. Do trữ lượng vàng trong nước hạn chế nên Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu vàng. |
|
Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ vàng lớn trên thế giới. Tuy nhiên, phần lớn số vàng ở Ấn Độ đều phải nhập khẩu. Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đang dự trữ khoảng 797 tấn vàng. |
|
Hà Lan là quốc gia đứng thứ 10 về dự trữ vàng trên thế giới với 612 tấn. Trong mấy năm gần đây, dự trữ vàng của Hà Lan không thay đổi. Nguồn ảnh: Getty |
Vì sao giá vàng vượt mốc 1500$?. Nguồn: VTV24