Tại sao người Nhật thích bóng chày hơn cả sumo, bóng đá?

Bóng chày phổ biến tại Nhật Bản tới mức nó còn được yêu thích hơn cả sumo, và bóng đá. Số người hâm mộ bóng chày ở Nhật Bản chiếm khoảng 20% dân số.
Theo CNBC, bóng chày được biết đến với tên địa phương là yakyuu (nghĩa đen là sân bóng),  một hiện tượng quốc gia ở Nhật Bản. Masaoka Shiki, một trong bốn bậc thầy haiku vĩ đại của Nhật Bản, đã từng viết một số bài thơ ca ngợi nó. Bóng chày thậm chí còn phổ biến hơn sumo (bộ môn đấu vật truyền thống của Nhật Bản) tại thành phố Osaka.
Theo dữ liệu được công bố bởi Japan’s Central Research Services năm 2018 cho biết, 48% số người được hỏi đã coi bóng chày là môn thể thao yêu thích của họ. Sumo và bóng đá đều đứng ở vị trí thứ hai với khoảng 25% cho mỗi môn.
Bóng chày đến Nhật Bản thế nào?
Bóng chày được giới thiệu đến Nhật Bản vào năm 1872 bởi một giáo viên tiếng Anh người Mỹ tên là Horace Wilson, ông đã giảng dạy tại Học viện Tokyo Kaisei. Vào đầu thời đại Meiji (1868-1912), thời kỳ mà việc áp dụng các phong tục và tập quán từ phương Tây rất thịnh hành.
Tai sao nguoi Nhat thich bong chay hon ca sumo, bong da?
Những người phụ nữ múa cổ vũ trong một trận bóng chày vào năm 1965. 
Các môn thể thao từ phương Tây không được phổ biến cho đến ngay sau khi thế chiến II kết thúc. Trong thời kỳ Mỹ chiếm đóng NHật Bản, người Mỹ đã quảng bá mạnh mẽ môn thể thao này. Các huyền thoại bóng chày như Babe Ruth, Lou Gehrig và Joe DiMaggio đã thành lập một giải đấu All-Star và thi đấu với các cầu thủ địa phương.
Ngoài ra còn có một điều giúp bóng chày thịnh hành ở Nhật Bản, là sự tham gia của các tập đoàn lớn, khi bắt đầu tài trợ cho các đội tuyển chuyên nghiệp. Cho đến nay, nhiều đội bóng chày mang tên của một công ty, chứng không mang tên của một thành phố hay khu vực như bộ môn khác.
Bóng chày Nhật Bản ngày nay
Liên đoàn bóng chày chuyên ngiệp Nhật Bản (NPB), có mức độ tương đương với liên đoàn bóng chày Mỹ Major League (MLB), tự hào có khoảng 27 triệu người hâm mộ, bằng khoảng 20% dân số Nhật Bản.
Tai sao nguoi Nhat thich bong chay hon ca sumo, bong da?-Hinh-2
Trẻ em Nhật Bản thích bóng chày hơn cả sumo và bóng đá. 
Nhiều người cho rằng chính đặc điểm chính của trò chơi đã đánh trúng tâm lý người Nhật. Bóng chày phụ thuộc nhiều vào tinh thần đồng đội, sự kiên trì và kỷ luật, đó là những phẩm chất mà người Nhật luôn được đánh giá cao.
Lòng trung thành là một đặc tính quan trọng khác. Các cầu thủ bóng chày Nhật Bản có xu hướng ở lại một đội trong suốt sự nghiệp của họ, mặc dù vẫn có một số người được thi đấu tại giải đấu Major League của Mỹ. Những người đó bao gồm ngôi sao Nhật Bản Ichiro Suzuki, người đang giữ kỷ lục MLB với 262 điểm trong một mùa, và một tân binh là Shohei Ohtani đang làm dậy sóng ở Mỹ.
Tai sao nguoi Nhat thich bong chay hon ca sumo, bong da?-Hinh-3
Một cổ động viên của Nhật Bản tại sân bóng chày. 
Các đội bóng giải đấu lớn phổ biến nhất ở Nhật Bản là Hanshin Tigerers (Osaka), Hiroshima Carps và Yomiuri Giants (Tokyo). Khách du lịch có thể đến nhũng thành phố này để xem bóng chày, các giải đấu thường ké dài từ tháng 3 đến tháng 10.
Không chỉ giái đấu chuyên nghiệp NPB mới phổ biến ở Nhật Bản, bóng chày trường trung hộc cũng được yêu thích trên toàn cầu. Mỗi năm, có hơn 50.000 người xem Giải vô địch bóng chày trường trung học trực tiếp tại sân vận động Koshien và hàng triệu người theo dõi qua truyền hình, khiến nó trở thành sự kiện thể thao được theo dõi nhiều nhất ở nước này.
Sự khác biệt giữa bóng chày Mỹ và Nhật Bản
Các trận bóng chày của Nhật Bản có thể kết thúc bằng hòa, trong khi đó ở Mỹ phải thi đấu thêm hiệp phụ cho tới khi có đội chiến thắng. Vào năm 2016, MLB đã có một trận đầu hòa hiếm hoi, nguyên nhân là do trước mưa, trước đó trận hòa cuối cùng được ghi nhận là vào năm 2005.
Tai sao nguoi Nhat thich bong chay hon ca sumo, bong da?-Hinh-4
Các tuyển thủ bóng chày trung học nổi tiếng không thua kém các cầu thủ chuyên nghiệp. 
Người Nhật sử dụng một quả bóng nhỏ hơn một chút so với người Mỹ. Và găng tay của người Nhật cũng được thiết kế nhỏ hơn.
Tại các sân vận động của Nhật Bản, cơm cà ri, mì ramen và tokoyaki (bạch tuộc nướng) được bán rộng rãi, trong khi ở Mỹ là bỏng ngô, và nước ngọt có ga.
Những điều thú vị tại sân bóng
Vé thường có giá từ 3.000 yên đến 10.000 yên (600.000 đến 2 triệu đồng) và có thể mua tại sân vận động vào những ngày diễn ra trận đấu ( mặc dù các trận đấu vào cuối tuần và ngày lễ có thể được bán hết từ trước). Mua vé trực tuyến cũng được hỗ trợ, nhưng hầu hết các trang wed đều là tiếng Nhật.
Tai sao nguoi Nhat thich bong chay hon ca sumo, bong da?-Hinh-5
Cầu thủ giao lưu với khán giải sau trận đấu bóng chày. 
Các trận bóng chày của Nhật Bản rất thú vị và tương tác đến nỗi ngay cả những người không theo dõi môn thể thao này cũng có thời gian vui vẻ. Với rất nhiều điều xảy ra ngoài sân cỏ, bóng chày ở Nhật Bản còn hơn cả một môn thể nao.
Trong mỗi trận đấu, một khu vực rộng lớn được chia ra cho một đội cổ vũ. Thường được dẫn dắt bởi một đội ngũ tinh linh nam mặc đồ đen (được gọi là ōendan), người hâm mộ hét lên những tiếng hô đồng bộ cụ thể không chỉ với đội của họ, mà còn cho từng người chơi.
Tai sao nguoi Nhat thich bong chay hon ca sumo, bong da?-Hinh-6
Người hâm mộ tại sân bóng chày ở Nhật Bản. 
Trong các trận bóng chày, thường xuất hiện nhiều cô gái đi bộ qua các khán đài với những thùng bia nặng trĩu trên lưng, khéo léo phục vụ bia lạnh và các loại rượu mạnh cho khán giải. Mọi người được khuyến khích mang đồ ăn đi theo, nhưng với điều kiện là phải rót đồ uống vào cốc nhựa do sân vận động cung cấp.
Hoàng Phúc

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN