Sự cố kỳ lạ khiến tỷ phú giàu thứ 3 thế giới thiệt mạng
Ngày 4/7/1928, tỷ phú giàu thứ 3 thế giới lúc bấy giờ Alfred Loewenstein đã không may thiệt mạng bởi một sự cố kỳ lạ.
Thùy Dung (T.H)
-
Sinh ngày 11/3/1877, tỷ phú giàu thứ 3 thế giới Alfred Léonard Loewenstein xuất thân từ một gia đình chủ ngân hàng thuộc tầng lớp thượng lưu. Ông đã gây dựng công ty thuỷ điện Société Internationale d’Énergie Hydro-Électrique, có mối liên hệ mật thiết với giới ngân hàng và nhắm mục tiêu vào các quốc gia đang phát triển trên toàn cầu.
-
Bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng điện cho các nước thuộc thế giới thứ ba, Loewenstein kiếm được rất nhiều tiền. Với niềm đam mê hàng không, tự thực hiện hàng trăm chuyến bay, Loewenstein còn được mệnh danh là “nhà tư bản bay” của Bỉ.
-
Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra, Loewenstein đã trở thành một trong những người quyền lực nhất châu Âu. Ông được mệnh danh người giàu thứ ba trên thế giới và là nhân vật tiêu biểu cho “Thời đại Vàng son”.
-
Tuy nhiên, cái chết của Alfred Loewenstein cũng trở thành một trong những bí ẩn gây nhức nhối trong lịch sử nước Mỹ hiện đại. Cụ thể, ngày 4/7/1928, Loewenstein lên máy bay riêng, khởi hành từ sân bay Croydon ở Anh để trở về Brussels, Bỉ.
-
Tuy nhiên, khi máy bay đang bay qua eo biển Manche (giữa Anh và Pháp) ở độ cao 4.000 feet (trên 1.200 mét) thì Loewenstein muốn đi vệ sinh. Ông rời ghế đi vào khoang vệ sinh nhỏ ở phía sau cabin. Và ông biến mất mà không một ai trên máy bay hay biết cho đến khi họ nhận ra có tiếng cửa dập mạnh theo gió.
-
Phi công Donald Drew được báo động ngay lập tức và hạ cánh khẩn cấp xuống một bãi biển vắng vẻ gần Dunkirk. Lãnh thổ này nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Pháp nên mọi người trên máy bay lập tức bị chính quyền bắt giữ và thẩm vấn.
-
Thi thể của Alfred Loewenstein được một tàu đánh cá gần bờ biển Pháp phát hiện hơn hai tuần sau đó, vào ngày 19/7. Dựa trên lời khai của phi công Donald Drew và thợ máy Robert Little rằng cửa thoát hiểm rất dễ mở, cái chết của Loewenstein được kết luận là do tai nạn.
-
Điều bí ẩn ở đây chính là, độ ổn định của cánh cửa ra vào chiếc Fokker Trimotor đã được kiểm tra nghiêm ngặt. Các cuộc điều tra - bao gồm cả của Bộ Hàng không Anh - cho thấy cánh cửa này sẽ không thể được mở một cách tình cờ.
-
Các thử nghiệm đi đến kết luận rằng việc hành khách vô tình mở cửa sau dù ở độ cao 1.000 feet (trên 300 mét) là không thể nếu không có trợ lực rất mạnh chứ chưa nói đến 4.000 feet (1.200 mét).
-
Việc Alfred Loewenstein đi nhầm cửa cũng khó lòng xảy ra vì hai cánh cửa không khó để phân biệt. Cửa thoát hiểm được đánh dấu EXIT và có gắn một chốt cài lò xo được điều khiển từ bên trong mà theo lý thuyết, phải hai người đàn ông mới có thể mở được.
-
Trên cơ thể nhà tỉ phú cũng không có dấu hiệu bị tấn công. Hộp sọ bị nứt và các xương bị gẫy của ông được cho là do va chạm. Cuối cùng cái chết của Loewenstein được xác định là do tai nạn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều giả thuyết cho rằng ông đã bị giết theo lệnh của những người thừa kế hoặc tự sát trước khi đế chế kinh doanh của mình sụp đổ.
-
Điều lạ lùng nữa là con trai ông là Robert sau đó đã bắn chết một người hầu vì lý do bí ẩn, và cũng chết trong một vụ tai nạn máy bay vào năm 1941.
-
Thùy Dung (T.H)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile