|
Cho rằng đây có thể là đá quý nên ông John đã mang chúng đến chuyên gia để thẩm định. Nhờ vậy, ông biết được đó là 2 viên kim cương. |
|
Thông tin ông John tìm thấy kim cương trên cánh đồng của mình nhanh chóng lan rộng. Thế nhưng, ông không "mặn mà" việc khai thác kim cương nên quyết định bán mảnh đất đó cho một nhóm đầu tư với giá 36.000 USD. |
|
Sau đó, mảnh đất được đổi tên thành "Crater of Diamonds". Việc khai thác kim cương tại mảnh đất này không diễn ra thuận lợi nên các nhà đầu tư cho phép du khách vào tìm kim cương. |
|
Đến năm 1972, chính quyền bang Arkansas đã mua lại mảnh đất và biến nó thành công viên. Kế đến, giới chức trách cho san phẳng khu vực rộng hơn 15 ha để công chúng có thể tự do ra vào tìm kim cương. |
|
Khi tới "Crater of Diamonds" để nhặt kim cương, mọi người sẽ được hướng dẫn chi tiết cách tìm kim loại quý hiếm này. |
|
Người dân được phép mang theo dụng cụ đào xới, tìm kiếm kim cương, ngoại trừ dụng cụ sử dụng pin hoặc chạy bằng motor. Nếu tìm thấy kim cương, họ có thể mang về nhà. |
|
Trong trường hợp không mang theo dụng cụ, mọi người có thể thuê các công cụ đào xới, tìm kiếm kim cương tại công viên. |
|
Để có thể vào nhặt kim cương tại "Crater of Diamonds", mọi người phải mua vé. Giá vé vào cửa đối với trẻ em (từ 6 - 12 tuổi) là 5 USD trong khi người lớn là 8 USD. |
|
Theo thống kê, kể từ năm 1906, hơn 75.000 viên kim cương lớn nhỏ khác nhau đã được tìm thấy ở "Crater of Diamonds". |
|
Các chuyên gia cho rằng, kim cương ở "Crater of Diamonds" được hình thành từ khoảng 3 tỷ năm trước. Ban đầu, chúng nằm sâu dưới bề mặt Trái đất. Tuy nhiên, vào khoảng 100 triệu năm trước, những cột magma núi lửa phun trào đã khiến một lượng lớn kim cương trồi lên lớp đất sát bề mặt nên mọi người dễ dàng tìm thấy chúng. |
Mời độc giả xem video: Tận mục viên kim cương hồng “siêu to khổng lồ” đắt nhất thế giới.