Nhà lầu của địa chủ Việt 2.000 năm trước trông như thế nào?
Sở hữu một ngôi nhà lầu khang trang là ước mơ của rất nhiều người Việt thời nay. Ít ai biết rằng những ngôi nhà như vậy đã xuất hiện ở Việt Nam từ gần 2.000 năm trước.
Quốc Lê
-
Mô hình một ngôi nhà lầu niên đại từ thế kỷ 1-3, được tìm thấy ở miền Bắc Việt Nam, hiện vật của Bảo tàng lịch sử TP HCM. Mô hình này được người xưa thực hiện dựa trên một kiểu nhà từng hiện diện ở Việt Nam đầu thời Bắc thuộc.
-
Ngôi nhà có ba tầng, số tầng "đáng ngưỡng mộ" ở một ngôi nhà thời cổ đại. Trước nhà có khoảng sân khép kín được bao quanh bằng tường cao, chính giữa trổ một cổng ra vào.
-
Cánh cổng khá bề thế, hai trụ cổng đặt trên bức tường bao làm từ gạch nung.
-
Cả cổng và tường bao đều có mái ngói để che nắng mưa.
-
Sau cổng là khoảng sân vuông và dãy nhà chính ở tầng một. Dãy nhà này có hai cửa vào ở hai bên.
-
Tầng hai của ngôi nhà gồm hai khối nhà tách biệt. Cả hai khối nhà đều trổ cửa ra dãy ban công phía trước, cửa sổ nằm phía trên để đón ánh sáng tự nhiên.
-
Khối nhà nhỏ hơn ở tầng hai có thêm một tầng ở phía trên, là tầng thứ ba, nơi cao nhất của tòa nhà, tầng này có thể dùng làm đài quan sát hoặc lầu vọng cảnh
-
Các khối nhà phía trên đều được lợp ngói. Ngói được sử dụng là ngói ống và ngói vảy cá, loại ngói vẫn còn xuất hiện rộng rãi cho đến nay.
-
Cách đây 2 thiên niên kỷ, những dinh thự hoành tráng như thế này từng là nơi cư ngụ của những người thuộc giới quý tộc, quan lại, hoặc thương gia phát đạt trong xã hội thời Bắc thuộc.
-
Mô hình nhà lầu được chôn theo quan tài của người đã khuất với mong muốn họ sẽ có một cơ ngơi xứng đáng ở thế giới bên kia. Đó là quan niệm "trần sao âm vậy", một quan niệm vẫn còn được nhiều người thời nay tin theo...
-
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Quốc Lê
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile