Ngũ Hành Sơn ở thành phố biển Đà Nẵng có mấy ngọn núi?
Cách trung tâm Đà Nẵng khoảng gần 10 km về phía đông nam, quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn nổi tiếng gồm các núi: Thủy Sơn, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hỏa Sơn và Mộc Sơn. Tuy nhiên, có thực sự nơi đây có 5 ngọn núi?
Theo Song Phúc/Zing
-
Cách trung tâm Đà Nẵng khoảng gần 10 km về phía đông nam, quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn nổi tiếng gồm 6 ngọn núi. Trong ảnh, tính từ phải qua, ngược chiều kim đồng hồ lần lượt là Thủy Sơn, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hỏa Sơn - gồm Dương Hỏa Sơn cao hơn Âm Hỏa Sơn, là 2 ngọn tách rời nhau nhưng có chung một chân đá, và Mộc Sơn.
-
Thủy Sơn còn gọi là núi Tam Thai, do có 3 đỉnh ở 3 tầng giống như 3 ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm Đại Hồng Tinh. Tại Thủy Sơn có nhiều địa điểm đáng chú ý như chùa Tam Thai, chùa Linh Ứng, động Hoa Nghiêm, động Linh Nham, động Vân Thông, Vọng Giang đài, Vọng Hải đài...
-
Cùng tọa lạc tại ngọn Thủy Sơn, chùa Linh Ứng và chùa Tam Thai còn được gọi là chùa Ngoài và chùa Trong để dễ phân biệt. Những ngôi chùa này đều là di tích Phật giáo lâu đời của Ngũ Hành Sơn.
-
Thạch động Huyền Không là địa điểm lung linh, huyền ảo nổi tiếng ở ngọn Thủy Sơn. Nơi đây như chiếc chuông úp sấp, vòm động tiếp xúc với không gian bên ngoài bằng những lỗ hổng tự nhiên, đón ánh sáng từ trên cao soi rọi xuống. Trong động có tượng Phật Thích Ca, Kim Cang hộ pháp, Trang Nghiêm tự...
-
Mộc Sơn còn được dân gian gọi là núi Mồng Gà, có lẽ xuất phát từ hình dạng núi mà thành tên. Tại ngọn núi ít cây cối, sườn dốc dựng đứng này có nhà thờ tổ nghề điêu khắc đá Non Nước, thờ Thạch nghệ tổ sư.
-
Ngọn Kim Sơn tròn như chiếc chuông khổng lồ úp sấp. Tại núi có chùa Quán Thế Âm, là nơi diễn ra lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn - Non Nước cấp quốc gia, tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm.
-
Người dân địa phương từ xa xưa gọi Ngũ Hành Sơn bằng cái tên thơ mộng là Hòn Non Nước. Ca dao có câu: "Chiều chiều mây phủ Sơn Trà/ Sấm rền Non Nước trời đà chuyển mưa". Còn về tên gọi Ngũ Hành Sơn, theo các nhà nghiên cứu, đây là tên chính thức do vua Minh Mạng đặt vào thế kỷ 19.
Theo Song Phúc/Zing
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile