Ngành công nghiệp golf của Hàn Quốc đạt doanh thu mỗi năm 10 tỉ đô

Hàn Quốc là thị trường golf lớn thứ 3 thế giới (hơn 3 triệu người trên sân) chỉ xếp sau Mỹ (ước tính 28,8 triệu) và Nhật Bản (Khoảng10 triệu). Vậy nên nhiều người tò mò về lối chơi của người Hàn.
Golf ở đâu cũng có quy chuẩn chung. Một bộ chơi có 14 gậy, đánh trên sân cỏ theo 1 luật nhất định. Tuy nhiên mỗi quốc gia có văn hóa thú vị riêng khi tham gia môn thể thao này.

1. Lịch sử chơi Golf của người Hàn

Golf được du nhập vào Hàn Quốc vào năm 1897 bởi 1 nhóm người Anh làm việc cho Tổ chức Du lịch và Hàng hải Hàn Quốc. Đầu tiên sân chơi có 6 lỗ được họ dựng tạm cạnh cục Hải quan Hàn Quốc để phục vụ niềm đam mê.

Hàn Quốc lúc này đang trải qua thế chiến, tranh chấp với Triều Tiên kéo dài nên chưa chú tâm đến bộ môn này. Tận cuối 1980 họ mới dần tìm hiểu và chú ý đến. Đầu tiên là những người có chức sắc, địa vị thuộc chính chị gia và chỉ huy quân sự đến chơi. Họ dần đam mê hơn và truyền cảm hứng đến nhiều người. Sau đó chủ đề chơi golf mới trở nên sôi nổi và vươn ra tầm cỡ quốc gia.

Thời kỳ chuyển mốc quan trọng nhất là năm 1998 khi Se-Ri Pak được ghi danh vào Đại sảnh Danh vọng của LPGA. Năm 2007 khi ấy còn là tân binh nhưng xuất sắc dành chức vô địch US Open.

Lúc ấy Hàn Quốc đang khủng hoảng tài chính dưới sự giám sát của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Nhờ cú đánh từ bẫy nước của cô trên sóng truyền hình trực tiếp , người dân bỗng chú ý hơn đến bộ môn này và phát triển nó thành trào lưu lớn mạnh.

Không chỉ quan tâm và chú ý, họ còn đưa golf thành bộ môn thể thao tăng trưởng nhanh nhất tại Hàn Quốc với 3,06 triệu người chơi (2,72 nam và 0,34 nữ) chiếm 5,94% tổng dân số 51,5 triệu người.

Các sân golf ‘mọc” lên tăng nhanh đáng kể, từ 200 sân cuối năm 1998 cho đến khoảng 450 sân vào năm 2017.

2. Ngành công nghiệp golf tại Hàn Quốc

Không chỉ chơi và vang danh, mà golf còn được đưa vào công nghiệp tại Hàn. Năm 2016, Hàn Quốc báo cáo doanh thu nền công nghiệp golf lên đến khoảng 10 tỉ đô Mỹ. Báo cáo được thể hiện sơ qua lược đồ dưới đây:

Vì thế bước ra phố, đâu đâu cũng kinh doanh dụng cụ chơi Golf từ các nhãn hiệu nổi tiếng nhập Mỹ. Đa số các cửa hàng kinh doanh online và có cả những bộ gậy được dân Hàn Quốc tự mình xuất xứ bán nội địa.

Những người Hàn Quốc cũng chú trọng sưu tầm mẫu mã thời trang golf. Họ có 1 sự thật khá thú vị là chi 3,6 tỉ đô cho danh mục dụng cụ, phụ kiện thì 60% là dành cho để luôn “bảnh” ấn tượng nhất khi đánh swing.

3. Hàn Quốc phát triển dịch vụ chơi golf qua màn ảnh

Tại các nước phương Tây, có bóng đá hay bóng rổ và cả golf được người chơi tiếp xúc từ độ tuổi khá sớm. Tuy nhiên sự ra đời của games và trò chơi điện thoại, khiến người Mỹ và Nhật chơi golf đã giảm.

Tuy nhiên ở Hàn Quốc, tỷ lệ đó không giảm đi dù ở độ tuổi trẻ hay trung niên bởi họ có phương thức chơi golf khá thú vị “chơi golf qua màn ảnh”

Nó có tên gọi là GOLFZON, xuất hiện trên mọi khu phố và mở của 24/7. Chỉ từ 350 đến 600 ngàn đồng, bạn hay nhóm 4 người có thể tận hưởng một vòng đấu golf hoặc một buổi tập riêng tư trên hàng trăm hệ thống sân ảo toàn thế giới.

Tuy ảo nhưng không khác gì thật từ âm thanh, hình ảnh hay các vi điểm, cú swing, đều được mô phỏng chính xác như tại sân thật. Nơi này cũng kết nối hàng triệu người chơi trên thế giới. Để tập chơi bạn cũng có thể thuê đồ chơi golf ở đây mà chưa cần mua. Nên lượng người chơi golf ở Hàn đông đảo hơn vì thế.

Golf qua màn ảnh là một phần không thể thiếu tại Hàn Quốc, thậm chí người ta còn tổ chức những cuộc thi đấu chuyên nghiệp được truyền hình trực tiếp với các nhà tài trợ và giải thưởng lớn.

Cuối cùng có thể thấy với Hàn Quốc dù bạn không có thu nhập khá, không có điều kiện ra sân cỏ thực hay sống xa trung tâm bạn vẫn có thể tập luyện trở thành một golfer. Vậy nên dễ hiểu vì sao nơi này là thị trường golf lớn thứ 3 thế giới.
Golftimes.vn
Quỳnh Hoa (t/h)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN