|
Ảnh: Centar Zlata |
|
Trong thời kỳ đỉnh cao của hệ thống trao đổi quốc tế Bretton Woods, khi Mỹ đề nghị cung cấp và bảo vệ vàng của các quốc gia khác để đổi lấy đô la, có thông tin cho rằng khoảng 90% đến 95% tổng trữ lượng vàng của toàn thế giới nằm trong hầm của Mỹ. Nhiều thập kỷ sau, Mỹ vẫn nắm giữ nhiều nhất. Vàng chiếm hơn 75% dự trữ ngoại hối của nước này. Ảnh: Getty |
|
Với 3.352,65 tấn, Đức là quốc gia dự trữ vàng lớn thứ 2 thế giới. Đức dự trữ vàng tại Deutsche Bundesbank ở Frankfurt am Main, chi nhánh Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York và Ngân hàng Anh ở London. Ảnh: Deutsche Bundesbank |
|
Hoạt động khai thác vàng tại Đức không sôi động. Số vàng trong kho của họ phần lớn do nhập khẩu hoặc tái chế trong nước. Ảnh: Getty |
|
Italia đang dự trữ 2.451,84 tấn vàng. Số vàng này hiện cất giữ trong các hầm tại Rome, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương Anh. Ảnh: BullionStar |
|
Nhiều thời điểm gặp khó khăn về tài chính, chính phủ Italy chưa có ý định bán vàng dự trữ. Ảnh: Getty |
|
2.436,97 tấn là số vàng Pháp đang dự trữ. Phần lớn số vàng này được Pháp mua trong thập niên 50 và 60. Ảnh: Getty |
|
Vàng được giữ trong các hầm vàng của Ngân hàng Trung ương Pháp. Số vàng dự trữ của nước này gần như không thay đổi trong vài năm qua. Ảnh: Getty
|
|
Nga đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nước nắm giữ vàng lớn thứ 5 thế giới vào năm 2018. Ảnh: Getty |
|
Việc Nga tăng cường dự trữ vàng được coi là một nỗ lực nhằm đa dạng hóa tài sản, tránh phụ thuộc vào đô la Mỹ. Ảnh: Getty |