Kiến trúc đặc biệt của toà nhà Lầu Năm Góc nổi tiếng nước Mỹ
Lầu Năm Góc là trụ sở của Bộ Quốc Phòng Mỹ. Khác với trụ sở của các cơ quan khác, Lầu Năm Góc là tòa nhà hình ngũ giác (5 cạnh) độc đáo và chỉ cao 5 tầng. Vì sao trụ sở của Bộ Quốc Phòng Mỹ có thiết kế như vậy?
Tâm Anh (theo Defense)
-
Nằm bên bờ sông Potomac thuộc Virginia, Lầu Năm Góc là trụ sở của Bộ Quốc Phòng Mỹ, được xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 600.000 m2.
-
Thay vì tòa nhà cao tầng như nhiều cơ quan khác, trụ sở của Bộ Quốc Phòng Mỹ chỉ cao 5 tầng và có hình ngũ giác (5 cạnh) độc đáo.
-
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, sở dĩ Lầu Năm Góc có thiết kế hình ngũ giác là nhằm tận dụng hết diện tích mà Bộ Quốc Phòng Mỹ được giao xây trụ sở.
-
Vì vậy, kiến trúc sư George Edwin Bergstrom thiết kế trụ sở của Bộ Quốc Phòng Mỹ có hình ngũ giác.
-
Công trình này được xây dựng vào năm 1941 và hoàn thành sau 16 tháng.
-
Khoảng 15.000 công nhân tham gia quá trình xây dựng Lầu Năm Góc.
-
Sau khi hoàn thành, diện tích làm việc trong Lầu Năm Góc lên đến gần 2 triệu m2 và đủ sức chứa tới 26.000 người.
-
Kể từ khi hoàn thành đến nay, Lầu Năm Góc vẫn giữ kỷ lục là tòa nhà văn phòng thấp tầng lớn nhất thế giới.
-
Tuy nhiên, thực tế phía sau thông tin được công bố còn cho thấy, Lầu Năm Góc được thiết kế dàn trải thành 5 góc cũng nhằm mục đích hạn chế tối đa thiệt hại nếu không may bị khủng bố tấn công. Đây là một tính toán có từ trước và được "chứng minh" qua vụ tấn công bằng không tặc ngày 11/9/2001. Ngoài ra, kết cấu của công trình cũng vô cùng kiên cố giúp chịu được sức công phá mạnh mẽ.
-
Ngoài ra, chính thiết kế tòa nhà 5 cạnh giúp khoảng cách di chuyển theo chiều dài cạnh tòa nhà ngắn hơn so với hình chữ nhật. Nhờ vậy, thời gian di chuyển của nhân viên trong tòa nhà được rút ngắn.
-
Mời độc giả xem video: Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hạn chế quyền của MXH. Nguồn: VTV24.
Tâm Anh (theo Defense)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile