Khám phá cung điện ngầm bí ẩn chứa kho báu “khủng” sau 600 năm

Minh Hiếu lăng được mệnh danh là "thành phố kho báu" chôn cất nhiều vàng bạc, ngọc bích, áo hoàng bào, gấm lụa... của Chu Nguyên Chương nhưng 600 năm qua không ai dám xâm phạm.
Kham pha cung dien ngam bi an chua kho bau “khung” sau 600 nam
 Minh Hiếu Lăng là lăng tẩm của Chu Nguyên Chương - vị vua khai sinh nhà Minh (1368-1398), là một trong những lăng vua thời cổ lớn nhất thế giới.

Kham pha cung dien ngam bi an chua kho bau “khung” sau 600 nam-Hinh-2
 Theo ghi chép, chu vi tường thành lăng Minh Hiếu dài 22,5 km, gần bằng 2/3 chiều dài của tường thành Bắc Kinh lúc bấy giờ. Trải qua nhiều thế kỷ, do sự ăn mòn của mưa gió và chiến tranh trong 600 năm qua, đến nay, tất cả các gian nhà xây dựng bằng kết cấu gỗ đều đã bị hủy hoại, song qua nền đá còn lại trong lăng mộ vẫn có thể thấy rõ quy mô, bố cục của năm xưa.

Kham pha cung dien ngam bi an chua kho bau “khung” sau 600 nam-Hinh-3
 Lăng Minh Hiếu có bố cục và kiến trúc của các lăng vua đời Minh sau đó, song quy mô hơn nhiều. Điều thần bí nhất của lăng Minh Hiếu là địa cung hợp táng vua Chu Nguyên Chương và hoàng hậu. Bảo Thành và Bảo Đỉnh trong địa cung là trung tâm của lăng Minh Hiếu.

Kham pha cung dien ngam bi an chua kho bau “khung” sau 600 nam-Hinh-4
 Từ năm 1997, các nhà khảo cổ đã sử dụng phương pháp thăm dò từ để đo đạc cung điện dưới lòng đất của Hoàng đế Chu Nguyên Chương, kết quả cho thấy cung điện rộng 4.000 mét vuông được xây hoàn toàn bằng đá.

Kham pha cung dien ngam bi an chua kho bau “khung” sau 600 nam-Hinh-5
 Công trình ngầm của Minh Hiếu lăng được mệnh danh là "thành phố kho báu" chôn cất nhiều vàng bạc, ngọc bích, áo hoàng bào, gấm lụa... Với vị thế của hoàng đế sáng lập một triều đại, các nhà sử học tin rằng báu vật trong được chôn theo ông phải tới hàng ngàn tấn.

Kham pha cung dien ngam bi an chua kho bau “khung” sau 600 nam-Hinh-6
 Theo truyền thuyết, sau lễ an táng của Chu Nguyên Chương, 13 chiếc quan tài giống hệt nhau đã đi theo xe ngựa ra khỏi 13 cổng thành của Nam Kinh, không ai biết đâu mới là quan tài thật của ông. Hoàng đế làm điều này để tránh những kẻ mộ tặc xâm phạm nơi an nghỉ của mình.

Kham pha cung dien ngam bi an chua kho bau “khung” sau 600 nam-Hinh-7
 Trong hơn 600 năm tồn tại, quả thật, chưa một mộ tặc nào đột nhập thành công vào cung điện ngầm của Hiếu lăng. Để bảo vệ "thành phố kho báu" chôn theo mình, Hoàng đế đã thiết kế kiến trúc cung điện ngầm cực kỳ phức tạp, đặt nhiều cạm bẫy thách thức mộ tặc.

Kham pha cung dien ngam bi an chua kho bau “khung” sau 600 nam-Hinh-8
 Hiếu lăng có địa hình tựa núi. Phần chìm của lăng mộ được đào ngang ngọn núi đá cứng. Cách làm này cực kỳ khó khăn cho những người thợ nhưng lại tối đa hóa tính toàn vẹn của cung điện ngầm, đồng thời khéo léo giấu đi lối vào của phần lăng dưới mặt đất.

Kham pha cung dien ngam bi an chua kho bau “khung” sau 600 nam-Hinh-9
 Ngoài ra, lăng mộ này còn tồn tại một "vũ khí chống trộm" khiến các nhà khảo cổ trầm trồ với cái tên "bẫy cát lún". Bẫy thường được đặt ở cửa và các điểm bất kỳ trên đường vào trung tâm lăng mộ để ngăn mộ tặc xâm nhập từ nhiều phía.

Kham pha cung dien ngam bi an chua kho bau “khung” sau 600 nam-Hinh-10
 Khi tìm đường vào trong, mộ tặc dễ dàng đào nhầm vào bẫy cát. Lúc này, cát trộn cùng những viên đá nặng từ vài kilogam tới cả trăm kilogam sẽ ào ào chảy xuống như dòng nước, nhấn chìm mộ tặc.

Kham pha cung dien ngam bi an chua kho bau “khung” sau 600 nam-Hinh-11
 Chỉ trong thời gian ngắn, lượng cát lưu động này sẽ lấp kín lối vào, đường hầm cũng có thể sập xuống và những kẻ cố ý làm phiền giấc ngủ Hoàng đế sẽ trở thành thi thể tuẫn táng cùng lăng mộ mãi mãi.

Kham pha cung dien ngam bi an chua kho bau “khung” sau 600 nam-Hinh-12
 Có người cho rằng, vua Chu Nguyên Chương không phải an táng tại Nam Kinh mà là an táng tại Bắc Kinh. Cho nên, vua Chu Nguyên Chương có được chôn cất tại lăng Minh Hiếu hay không luôn luôn là điều bí ẩn trong mấy trăm năm qua.

Mời các bạn xem video: Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THĐT


Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN