Đào trúng kho báu khủng nặng bằng trăm chiếc ô tô
Khối ngọc thô được công ty đá quý địa phương Yadanar Taungtann tìm thấy có trọng lượng lên đến 174,6 tấn.
Thùy Dung (T.H)
-
Công ty đá quý địa phương Yadanar Taungtann đã tìm thấy một khối ngọc thô ở mỏ Pagan, bang Kachin, Myanmar. Nó có trọng lượng lên đến 174,6 tấn, cao 2,7 m, dài 6 m và rộng đến 5,5m.
-
Đây là khối ngọc bích lớn thứ hai thế giới, sau bức tượng Phật bằng ngọc bích nguyên khối nặng 260 tấn ở Trung Quốc. Tuy nhiên chính điều này lại gây khó khăn vì người chủ mỏ khai thác không thể di chuyển nó.
-
Nếu so với một chiếc Toyota Camry có khối lượng khoảng 1,5 tấn thì khối đá này nặng gấp gần 116,5 lần.
-
Ước tính giá trị của khối ngọc bích thô khổng lồ là 174,5 triệu USD, tương đương gần 4 nghìn tỷ đồng Việt Nam.
-
Đá ngọc bích còn được biết tới với tên khoa học là đá Nephrite, ngọc bích thuộc dòng đá cẩm thạch (tên Tiếng Anh là Jade).
-
Ngọc bích là dòng đá đa khoáng hình thành từ chất Silicat dưới dạng dioxy biến chất và tổ hợp chất tạo thành nhiều dòng đá khác nhau nhưng tự chung lại là cùng chung một nhóm đá cẩm thạch như đá Serpertine, đá Prehnite, đá Chrysoprase...
-
Ngọc bích là một trong những loại đá quý lâu đời nhất trên thế giới. Ngọc bích Nephrite là một tinh thể mềm, dạng sợi. Được sử dụng phổ biến nhất trong chạm khắc, đồ trang sức và đồ trang trí.
-
Đá ngọc bích có độ cứng tương đối khoảng 6/10 trên thang đo độ cứng Mohs và trọng lượng riêng vào khoảng 3 – 3,3 g/cm3.
-
Được biết, Myanmar là quốc gia có số lượng mỏ ngọc bích nhiều nhất trên thế giới và ngành công nghiệp đá quý này đã đóng góp gần 50% GDP mỗi năm cho quốc gia Đông Nam Á này.
-
Tại Trung Quốc khoảng 3.000 năm trước công nguyên, đá Ngọc bích đã được biết đến phổ biến như là loại ngọc quyền quý, cao sang của Hoàng gia mà chỉ những người giàu có, có thế lực mới sử dụng để khẳng định quyền lực và vị thế của mình.
-
Ngoài việc được tin rằng là một vật thiêng liêng giúp gắn kết thế giới của âm dương, đá ngọc bích còn tượng trưng cho 5 đức tính: Sự rộng lượng, Sự trung thực, Thông thái, Chính trực và Quả cảm theo “Thuyết Văn Giải Tự” thời Đông Hán.
-
Không chỉ được sử dụng là biểu tượng của phú quý tại phương Đông mà ở Phương Tây, xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển, loại đá ngọc thạch này cũng được tầng lớp quý tộc thời xưa sử dụng như một biểu tượng thể hiện địa vị xã hội.
-
Thùy Dung (T.H)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile