|
Các loại chuỗi hạt làm bằng đá, thủy tinh của văn hóa Đồng Nai, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Khoảng 4.000 năm trước, văn hóa Đồng Nai từng hiện diện ở ven sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ, thuộc khu vực Đông Nam Bộ ngày nay. |
|
Khuyên tai ba mấu, loại hình đồ trang sức đặc thù của văn hóa Đồng Nai. Các di vật của văn hóa Đồng Nai đã được phát hiện với số lượng lên tới hàng nghìn, rất đa dạng về chủng loại, chất liệu, kích cỡ. |
|
Hộp sọ và khuyên tai hai đầu thú, văn hóa Đồng Nai. Đồ trang sức là loại hình cổ vật tinh xảo nhất của văn hóa Đồng Nai, thể hiện con mắt thẩm mỹ, trình độ chế tác cũng như sự phân tầng xã hội của cư dân nền văn hóa này. |
|
Rừu đá của văn hóa Đồng Nai. Công cụ đá vẫn chiếm một vai trò quan trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân văn hóa Đồng Nai, nhưng kỹ thuật ghè, đẽo đá đã có những bước tiến đáng kể so với các thời kỳ trước. |
|
Lưỡi qua bằng kim loại, một loại vũ khí của cư dân văn hóa Đồng Nai. Theo thời gian, đồ đá dần được thay thế bằng đồ kim khí. Sự phát triển của kỹ thuật luyện kim thể hiện ở văn hóa Đồng Nai qua nhiều loại vũ khí, công cụ cũng như khuôn đúc, được tìm thấy ở nhiều nơi. |
|
Bình đất nung, văn hóa Đồng Nai. Các món đồ đất nung của cư dân văn hóa Đồng Nai đa dạng về kiểu dáng và kích thước. Đặc biệt, các hoa văn trang trí sinh động cho thấy gu nghệ thuật tinh tế của cư dân thời kỳ này. |
|
Quan tài chum Giồng Phật, văn hóa Đồng Nai. Những chiếc mộ chum cùng đồ tùy táng cung cấp nhiều dữ liệu về cách thức tiễn đưa người chết trong văn hóa Đồng Nai, đồng thời hé lộ mối liên hệ giữa nền văn hóa này với văn hóa Sa Huỳnh - với táng thức bằng mộ chum tương tự. |
|
Chân đèn đất nung, văn hóa Đồng Nai. Đến khoảng thiên niên kỷ thứ nhất TCN, chủ nhân văn hóa Đồng Nai đã tạo ra tiền đề vật chất cần thiết để bước vào giai đoạn văn minh nhà nước, đó là văn minh Óc Eo và sự hình thành vương quốc Phù Nam. |
|
Mô hình tháp bằng đất nung, văn hóa Đồng Nai. Cho đến nay, hàng trăm di tích thuộc văn hóa Đồng Nai đã được phát hiện ở hầu khắp các tỉnh miền Đông Nam Bộ, trong đó có các di tích tiêu biểu như Cầu Sắt, Suối Chồn, Bình Đa, Cái Vạn, Cù Lao Rùa, Hưng Thịnh, Đồi Xoài... |
|
Cà ràng (bếp lò) bằng đất nung, văn hóa Đồng Nai. Những chiếc cà ràng với cách thức sử dụng tương tự vẫn còn phổ biến tại nhiều địa phương ở Nam Bộ, cho thấy sự kế thừa nền văn hóa cổ đại của cư dân khu vực... |
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.