Cận cảnh chiếc chậu cổ nghìn tuổi ở Việt Nam
Sự hiện diện của hoa văn Đông Sơn trên chậu cổ đầu thời Bắc thuộc đã phản ánh sự bảo tồn văn hóa Đông Sơn của người Việt giai đoạn này.
Quốc Lê
-
Chậu vốn là một loại hình cổ vật khá hiếm gặp ở Việt Nam. Và chiếc chậu hình trống trang trí hoa văn Đông Sơn được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có thể coi là chiếc chậu cổ "độc lạ" số một ở nước ta.
-
Chiếc chậu này có niên đại vào khoảng thế kỷ 2-3, là đồ tùy táng được tìm thấy trong một mộ Hán cổ ở vùng cửa biển Lạch Trường, tỉnh Thanh Hóa vào thập niên 1930.
-
Về tổng quan, chậu có đường kính miệng khoảng 50cm, đường kính đáy 30cm, cao khoảng 20cm, được đúc bằng đồng. Theo thời gian, lớp đồng bên ngoài đã oxy hóa và ngả sang màu xanh.
-
Nét đặc sắc nhất của chiếc chậu nghìn tuổi này là đáy ngoài chậu trang trí hoa văn theo phong cách trang trí trên trống đồng Đông Sơn.
-
Cụ thể, các lớp trang trí được sắp xếp theo các vòng tròn đồng tâm, với trung tâm là một ngôi sao 8 cánh.
-
Họa tiết mang đậm dấu ấn Đông Sơn là hình tượng 6 con chim hạc xoay theo chiều kim đồng hồ ở vòng tròn phía ngoài.
-
Một nửa thân tiếp giáp mặt đáy của chiếc chậu cũng trang trí hoa văn phong cách Đông Sơn, nửa kia để trơn.
-
Sự hiển diện của hoa văn Đông Sơn trên một hiện vật đầu thời Bắc thuộc, có niên đại nhiều thế kỷ sau trống đồng Đông Sơn đã phản ánh sự bảo tồn văn hóa Đông Sơn của người Việt giai đoạn này.
-
Một nét độc đáo khác của chiếc chậu là mặt đáy trong được đúc nổi hình đôi cá đối xứng nhau - một đề tài trang trí mang đậm nét văn hóa Trung Hoa.
-
Điều này thể hiện sự giao thoa của hai nền văn hóa Việt - Hán vào một thời kỳ lịch sử cách đây hai thiên niên kỷ...
-
Mời quý độc giả xem video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng. Nguồn: VTC1
Quốc Lê
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile