|
Theo ông Định, sương sâm thuộc họ dây leo, trước đây mọc dại ở rừng núi. Xưa kia, người dân Quảng Nam thường đi tìm lá của cây sương sâm về làm thạch giải khát, nhưng chưa có ai đưa về trồng. |
|
Năm 2013, tình cờ biết được mô hình trồng lá sương sâm nên ông Định mang giống về quê trồng thử nghiệm trên đất đồi khô cằn. |
|
Không ngờ, từ một loài cây mọc dại ở rừng núi, sương sâm chỉ sau một thời gian ngắn đã có thể thu hoạch được. Đặc biệt, trồng sương sâm trong thời gian càng lâu, thu hoạch thường xuyên sẽ giúp đọt non mọc nhanh, lá thu được nhiều hơn, cho năng suất cao. Ảnh: Dân trí |
|
Lá sương sâm được xuất bán với giá từ 100.000-150.000 đồng/kg. Với hơn 3.000m2 đất trồng, ông Định có thể thu được 20 tấn lá sương sâm, thu nhập khoảng 2 tỷ đồng. |
|
Xã Nghi Ân (thành phố Vinh, Nghệ An) là "thủ phủ" trồng cây trầu không. Loài cây này đã bén rễ trên vùng đất Nghi Ân hàng chục năm nay, phục vụ thị trường trong, ngoài tỉnh và xuất sang nước ngoài. Ảnh: Tiền phong |
|
Trước và sau Tết Nguyên đán là thời điểm các hoạt động lễ, cúng nhiều, đặc biệt là dịp rằm tháng Giêng lượng tiêu thụ lá trầu không rất lớn. Đây cũng là thời điểm vườn trầu không của các hộ dân "hái ra tiền". Ảnh: Báo Nghệ An |
|
Những lá trầu đẹp, xanh đều phục vụ nhu cầu cúng bán giá dao động 1.000 - 1.500 đồng/lá. Lá xấu thì bán làm trầu ăn, hoặc bán cho các cơ sở chiết xuất tinh dầu, làm dược liệu. Ảnh: Dân Việt |
|
Những vườn trầu đã mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng. Thời điểm cận Tết, có gia đình thu tới 80 triệu đồng. Ảnh: Tiền phong |
|
Từ một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, lá tía tô đã được xuất ngoại sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Ảnh: Người lao động |
|
Tía tô tại Nhật có giá lên tới 500-700 đồng một lá. Một gói lá tía tô sấy được bán với giá 16 USD, tương đương 363.000 đồng. Ảnh: Vietnamnet |
|
Theo đó, nhiều hộ dân ở Việt Nam đã đổi đời nhờ trồng tía tô để xuất khẩu. Một số công ty trồng cây tía tô, xuất khẩu sang Nhật Bản và thu về hàng tỷ đồng/năm. Ảnh: Facebook |