Dự án sân golf không được ảnh hưởng an ninh quốc phòng

(Kiến Thức) - Theo Nghị định 52 của Chính phủ về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf có hiệu lực từ 15/6, quy định về điều kiện đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf; quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf.

Du an san golf khong duoc anh huong an ninh quoc phong
 
Nguyên tắc đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf nhấn mạnh việc thực hiện dự án sân golf không được làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được công nhận và bảo vệ.
Nghị định cũng quy định 4 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf, gồm: Xây dựng và kinh doanh sân golf khi chưa đáp ứng điều kiện, thủ tục quy định tại nghị định này và pháp luật có liên quan.
Lợi dụng kinh doanh sân golf để tổ chức hoạt động cá cược, đánh bạc, gá bạc trái phép.
Cản trở hoặc không chấp hành công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Không cung cấp thông tin hoặc không báo cáo khi cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Tường tận siêu ngư lôi Mỹ bán cho Đài Loan khiến Trung Quốc "sôi máu"

(Kiến Thức) - Chính phủ Mỹ vừa trình quốc hội nước này bản kế hoạch bán các ngư lôi hạng nặng Mk-48 mod 6 cho Đài Loan với giá trị 180 triệu USD. Đây là một hành động trong lúc tình hình thế giới đang rất phức tạp và càng làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ Trung – Mỹ.

Tuong tan sieu ngu loi My ban cho Dai Loan khien Trung Quoc
 Sau động thái giúp đỡ Đài Loan nâng cấp các khinh hạm lớp Kang Dinh của Pháp làm quan hệ giữa Bắc Kinh và Paris xấu đi trầm trọng, chính phủ Hoa Kỳ lại vừa trình lên Quốc hội nước này kế hoạch bán các ngư lôi hạng nặng Mk-48 mod 6 cho Đài Loan với giá trị hợp đồng 180 triệu USD. Một việc làm trầm trọng thêm mối quan hệ giữa hai nước vốn đã chẳng mặn mà lắm suốt thời gian qua.

Điểm mặt đại gia sân golf thiệt hại vì Sars-CoV-2

(Kiến Thức) - Lo ngại bệnh COVID–19 bùng phát và diễn biến phức tạp, hàng loạt sân golf trên cả nước đồng loạt thông báo tạm dừng hoạt động và chưa dự kiến ngày mở cửa trở lại.
 

Cụ thể, tại miền Bắc: Sân golf Chí Linh (Hải Dương) đóng cửa từ 26/3 cho đến khi có thông báo mới.
Sân golf Heron Lake (Vĩnh Phúc) đóng cửa từ 28/3 đến khi có thông báo mới.

Nhọc nhằn công việc của nữ Caddie tại Việt Nam

(Kiến Thức) -  Cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế trong hơn hai thập kỷ qua, golf cũng dần trở nên quen thuộc hơn trong đời sống thể thao hiện nay. Song hành cùng sự phát triển của golf, nghề làm caddie ở Việt Nam cũng có nhiều thăng trầm và nhiều cơ hội.

Caddie là một nghề vất vả, nặng nhọc, đòi hỏi một thể lực dẻo dai nhưng đội ngũ caddie ở Việt Nam hiện nay lại chủ yếu là nữ với độ tuổi từ 18 đến 30. So với việc đi làm ở khu công nghiệp, những công việc nông thôn thuần túy thì việc trở thành caddie mang lại thu nhập khá cao. Hơn thế nữa, việc thường xuyên được tiếp xúc với giới thượng lưu hay người có địa vị trong xã hội. Rõ ràng đây cũng là những cơ hội không dễ có được.

Nhoc nhan cong viec cua nu Caddie tai Viet Nam
 
Với golf Việt Nam hiện nay, chỉ có số ít caddie được đào tạo bởi chuyên gia, số còn lại chủ yếu được đào tạo ở mức cơ bản theo khóa ngắn hạn tại nơi họ làm việc. Cho nên cái  khó của nghề này không phải ở khâu tuyển dụng, đào tạo, mà lại là cái đặc thù công việc vô cùng khó khăn, vất vả. Caddie làm việc từ 4-5h sáng đến 20-21h khuya không kể lễ tết, tùy theo nhu cầu của các golfer.
Nhoc nhan cong viec cua nu Caddie tai Viet Nam-Hinh-2
 

 Ngoài việc chuyên môn như tư vấn địa hình, hướng gió, chọn gậy thì việc mang túi gậy hơn 20kg với quãng đường trung bình hơn 20km, divot (lấp vết gậy), cào bunker, rút và cắm cờ trên green thậm chí là việc lấy nước, lấy khăn hay thuốc lá cũng là việc phải làm. Tuy thu nhập khá cao nhưng không ổn định, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào tiền tip và sự hài lòng của golfer.

Nhoc nhan cong viec cua nu Caddie tai Viet Nam-Hinh-3
 

Vào thời điểm hiện tại, sức hút của nghề caddie tại Việt Nam đang giảm, do tác động không nhỏ từ việc mức lương hấp dẫn của các khu công nghiệp, sự đi xuống của kinh tế trong thời Co-Vid hay việc không đủ thời gian cùng gia đình, không giữ được những mối quan hệ xã hội hay những vấp ngã, cám dỗ đã tạo nên nhiều sự lựa chọn cho những ai có ý định muốn trở thành caddie.