Hơn 1.200 doanh nghiệp BĐS dừng hoạt động trong năm 2022

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho hay, thị trường BĐS hiện nay đang trong tình trạng khó khăn, doanh nghiệp BĐS thiếu tiền mặt, thiếu thanh khoản nghiêm trọng, tài sản lớn nhưng không bán được.

Chia sẻ tại Hội nghị thúc đẩy thị trường bất động sản mới đây, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HOREA) cho biết, trong năm 2022 có hơn 1.200 doanh nghiệp BĐS dừng hoạt động, giải thể, phá sản. Điều này rất nguy hiểm do thị trường BĐS liên quan đến rất nhiều lĩnh vực.

Theo đó, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, thị trường BĐS hiện nay đang trong tình trạng khó khăn, doanh nghiệp BĐS thiếu tiền mặt, thiếu thanh khoản nghiêm trọng, tài sản lớn nhưng không bán được.

Theo ông Lê Hoàng Châu, thị trường BĐS hiện nay đang trong tình trạng khó khăn, doanh nghiệp BĐS thiếu tiền mặt...

Các doanh nghiệp đã tái cấu trúc, tái cơ cấu sản phẩm, giảm giá bán, đình, hoãn các dự án, dừng triển khai xây dựng, ngừng kinh doanh.

Nhiều công trình dừng triển khai xây dựng, các nhà thầu không có dự án, không có việc làm, công nhân mất việc, nhiều doanh nghiệp giảm 30-50% lực lượng lao động, lực lượng môi giới giảm đến 70%.

Chủ tịch HoREA cho biết, trong năm 2022 có 1.200 doanh nghiệp BĐS dừng hoạt động, giải thể, phá sản. Điều này rất nguy hiểm do thị trường BĐS liên quan đến rất nhiều lĩnh vực.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, trong số 3 triệu tỷ đồng dư nợ tín dụng thì có đến 70% là tín dụng tiêu dùng BĐS, tức là cá nhân, hộ gia đình vay để xây, sửa và mua nhà chứ không phải là doanh nghiệp. Nếu như vậy thì lượng tín dụng cung ứng cho các doanh nghiệp BĐS tại TPHCM chỉ chiếm có 30%, chưa đến 1/3 cho nên doanh nghiệp bất động sản tiếp cận tín dụng rất khó.

"Chúng tôi đánh giá rất cao và tin tưởng, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ thường xuyên nói câu "lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ", tức là phải công bằng về lợi ích", ông Châu chia sẻ

Theo ông Châu, thị trường BĐS hiện nay có 2 vướng mắc lớn, đó là:

Thứ nhất: Vướng mắc pháp lý, chiếm đến 70% khó khăn.

Thứ hai: Về tiếp cận nguồn vốn. Tiếp cận nguồn vốn thì có 4 nguồn lớn (nguồn tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp, từ thị trường chứng khoán, từ huy động của ngân hàng). Nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động của ngân hàng là nguồn vốn kịp thời đối với các doanh nghiệp bất động sản.

Trong mất cân đối cung cầu của thị trường BĐS, với TPHCM , từ năm 2017 đến nay, số lượng nhà đưa ra thị trường giảm liên tục, năm 2017 gần 43.000 căn, mỗi năm giảm 20%, đến năm 2021, số lượng nhà ở đưa ra thị trường chỉ còn 13.000, năm 2022 chỉ còn hơn 12.000 căn, giảm liên tục và có hiện tượng lệch pha cung cầu, cơ cấu sản phẩm.

Cơ cấu sản phẩm, theo báo cáo của Sở Xây dựng, thì nhà ở cao cấp chiếm 78,2%, còn lại là nhà ở trung cấp.

Ông Châu kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện để doanh nghiệp có các khoản nợ tín dụng sắp đến hạn thì giữ nguyên nhóm nợ, cho phép tái cấu trúc không thành nhóm nợ xấu hơn.

Chỉ cho vay đối với những dự án để điều kiện như dự án có tài sản bảo đảm, dự án có điều kiện pháp lý, dự án có tính khả thi được ngân hàng đánh giá là có khả năng trả nợ.

Đề nghị sớm ban hành Nghị định liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, trong đó gia hạn phù hợp thời hạn trái phiếu, rà soát, sửa đổi các nghị định khác chưa phù hợp.

Quỳnh Chi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN