Xu hướng FDI thế giới
Theo UNCTAD, năm 2023 vốn FDI toàn thế giới đã tăng 3% lên 1.370 tỷ USD. Kết quả này càng đáng chú ý hơn vì trước đó 12 tháng, UNCTAD đã dự báo về sự sụt giảm FDI do căng thẳng địa chính trị, lãi suất tăng và hậu quả của xung đột Nga - Ukraine. Song trên thực tế có sự khác biệt giữa các khu vực và bức tranh tổng thể chưa được sáng sủa, thậm chí các thông tin về đầu tư quốc tế, đặc biệt là các dự án công nghiệp mới, việc tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, Mua bán và Sáp nhập (M&A) xuyên biên giới hầu hết đều thiếu lạc quan.
EU đang chứng kiến một sự thụt lùi. Nếu loại trừ dòng tài chính đổ vào Luxembourg và Hà Lan, vốn đầu tư toàn khu vực giảm 23%, thành lập nhà máy mới giảm 23%, tài trợ cho các dự án quốc tế giảm 17%, M&A giảm 54%. Mỹ cũng chứng kiến dòng vốn giảm 3%, số lượng dự án mới giảm 2% và các thỏa thuận tài trợ dự án giảm 5%. Đầu tư vào các nước đang phát triển giảm 9% xuống còn 841 tỷ USD, với sự sụt giảm hoặc trì trệ ở hầu hết các khu vực.
Tuy vậy, vẫn có những điểm sáng ở từng khu vực; Nam Á có vẻ năng động hơn cả. Số liệu thống kê cho thấy có sự định hình lại của toàn cầu hóa, gắn liền với những căng thẳng địa chính trị và sự đa dạng hóa của chuỗi sản xuất. Nếu 10 nước ASEAN ghi nhận FDI giảm 16% thì thực tế vẫn cho thấy khu vực này đang chứng tỏ sức hấp dẫn đối với đầu tư sản xuất. Năm 2023, số lượng dự án mới được công bố tăng 37% với tốc độ tăng trưởng mạnh ở Việt Nam. Vốn FDI vào Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Campuchia đều tăng so với năm trước.
Có Ba nhân tố tác động đến FDI toàn cầu
Thứ nhất là tái cấu trúc kinh tế toàn cầu. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn đang được thúc đẩy bởi nhận thức về môi trường ngày càng tăng, những lợi ích kinh tế mang lại và tiềm năng tích hợp các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến.
Thứ hai là xu hướng phi toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa có dấu hiệu chững lại từ sau cuộc suy thoái kinh tế thế giới năm 2007 và sụt giảm nghiêm trọng hơn trong giai đoạn 2018 - 2022, với tổng vốn FDI chỉ chiếm trung bình 1,3% GDP toàn cầu.
Xu hướng phi toàn cầu hóa ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt rõ ràng hơn khi Hoa Kỳ và Châu Âu áp dụng các chiến lược bảo hộ để giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc. Xu hướng này mang lại nhiều hệ quả, trong đó đáng chú ý là nỗ lực đưa sản xuất, đặc biệt trong các ngành quan trọng như vật liệu bán dẫn và sản xuất pin xe điện về lại trong nước hoặc chuyển sang các vùng lãnh thổ và quốc gia có chung hệ giá trị và tiêu chuẩn. Kết quả dẫn đến là hạn chế dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển.
Xu hướng phi toàn cầu hóa mở ra triển vọng mới cho nhiều quốc gia đang phát triển, có độ mở lớn như Việt Nam trong việc thu hút nhiều dự án FDI có chất lượng tốt hơn từ các quốc gia Châu Á như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Thứ ba, tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu.
Biến động kinh tế và chính trị toàn cầu gần đây đã phơi bày những điểm yếu và rủi ro của chuỗi cung ứng hiện tại và sự phụ thuộc vào một nguồn cung ứng hoặc một thị trường duy nhất. Kết quả là, nhiều tập đoàn đa quốc gia đã phải suy nghĩ lại về chiến lược chuỗi cung ứng của mình và dần dần tái cấu trúc chúng theo hướng "khu vực hóa, đa dạng hóa nhà cung cấp và tăng cường tự động hóa".
Khi tái cấu trúc chuỗi cung ứng thông qua khu vực hóa, đa dạng hóa nhà cung cấp và tự động hóa là một chiến lược nhìn xa trông rộng, thì các nước cần tiếp nhận FDI phải thay đổi và thực hiện những cải tiến có mục tiêu là cách để có thể định vị mình là những nhân tố chủ chốt trong kỷ nguyên mới của chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam có vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ xu hướng này khi các công ty đa quốc gia đã và đang chuyển một phần sản xuất ra khỏi Trung Quốc và tìm kiếm những nguồn cung ứng mới. Việt Nam có đầy đủ các điều kiện để trở thành một trung tâm sản xuất toàn cầu mới.
Thu hút FDI của Việt Nam
Trong bối cảnh FDI toàn cầu diễn biến đa chiều, chứa đựng cả thách thức và cơ hội đối với Việt Nam thì tình hình thu hút FDI của Quý I/2024 báo hiệu xu hướng tích cực, đồng thời đặt ra một số vấn đề cần được lưu ý.
Trong 3 tháng đầu năm nay, vốn đăng ký cấp mới,điều chỉnh và M&A đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% sovới cùng kỳ năm 2023. Trong đó, có 644 dự án mới tăng23,4% với vốn đăng ký đạt hơn 4,77 tỷ USD, tăng 57,9%;248 lượt dự án điều chỉnh vốn, tăng 6% với vốn đăng kýtăng thêm 934,6 triệu USD, giảm 22,6% so với cùng kỳ;604 lượt M&A của nhà ĐTNN giảm 14,1%, với số vốn đạtgần 466,2 triệu USD, giảm 61,7% so với cùng kỳ.
Vốn FDI thực hiện trong quý I/2024 đạt khoảng 4,63tỷ USD, tăng 7,1% so cùng kỳ năm trước.
Nhìn vào bức tranh thu hút FDI quý I năm nay có thể thấy:
(1) Các tỉnh, thành phố có cơ sở hạ tầng tốt, nguồnnhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính vànăng động trong công tác xúc tiến đầu tư như Hà Nội,Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh,Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hưng Yên, Bắc Giang, HảiPhòng chiếm 74,7% số dự án mới và 77,6% số vốn đầu tưcủa cả nước.
(2) Các đối tác đầu tư lớn nhất là các đối tác truyềnthống từ Châu Á. Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc,Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm tới 72,7% số dự án và gần82,9% tổng vốn đăng ký của cả nước.
(3 )Kim ngạch xuất khẩu kể cả dầu thô của Khu vựcFDI ước đạt 67,85 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ,chiếm 73,4% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Kim ngạch nhập khẩu của Khu vực FDI đạt 55,5 tỷUSD, tăng 14,1% so cùng kỳ, chiếm 64,8% kim ngạchnhập khẩu cả nước.
Khu vực FDI xuất siêu trên 12,3 tỷ USD, trong khi Khuvực doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 5,6 tỷ USD.
(4) Nhiều dự án lớn sản xuất pin, tế bào quang điện,thanh silic, sản xuất linh kiện điện tử, tạo ra nhiều giá trịgia tăng được đầu tư mới và tăng vốn đầu tư. Trong số đó,có thể kể tới dự án 120 triệu USD của Boviet Hải Dương,chuyên sản xuất tấm tế bào quang điện năng lượng mặttrời; dự án 454 triệu USD của Trina Solar Cell tại TháiNguyên; hay dự án 275 triệu USD của Gokin Solar Hải HàViệt Nam tại Quảng Ninh…
Luỹ kế đến 20/3/2024, cả nước có 39.758 dự án FDIcòn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 475,8 tỷ USD. Vốn27SỐ THÁNG 04 - 2024 thực hiện đạt khoảng 301,8 tỷ USD, bằng 63,4% tổng vốnđầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành tronghệ thống phân ngành kinh tế quốc dân; trong đó côngnghiệp chế biến, chế tạo với gần 287,5 tỷ USD, chiếm60,4%; kinh doanh bất động sản với gần 70,1 tỷ USDchiếm 14,7%; sản xuất, phân phối điện với gần 40,7 tỷUSD, chiếm 8,5% tổng vốn đăng ký.
145 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệulực tại Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với gần86,9 tỷ USD, chiếm 18,3%; Singapore đứng thứ hai vớihơn 77,2 tỷ USD, chiếm 16,2% tổng vốn đăng ký; tiếptheo lần lượt là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông.
63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã có dự án FDI,trong đó TP Hồ Chí Minh dẫn đầu với hơn 57,7 tỷ USD,chiếm 12,1%; tiếp theo là Hà Nội với hơn 42,1 tỷ USD,chiếm 8,9%; Bình Dương với gần 40,6 tỷ USD, chiếm 8,5%tổng vốn đăng ký.
Tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI Quý I/2024 đã có sự chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quảkinh tế - xã hội phù hợp với định hướng Chiến lược thuhút FDI giai đoạn 2021 - 2930.
Vấn đề đối với Việt Nam và giải pháp
Để thích ứng với tái cấu trúc chuỗi cung ứng, Việt Nam cần cải thiện nhiều yếu tố để nâng cao tính cạnh tranh và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó đặc biệt quan trọng là cơ sở hạ tầng và kết nối chuỗi cung ứng, bao gồm hạ tầng cảng biển, đường bộ, đường sắt và dịch vụ logistics, kinh tế số, doanh nghiệp số; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực đổi mới sáng tạo là yếu tố then chốt để nâng tầm chuỗi giá trị, tham gia hiệu quả hơn và sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn, đồng thời có cơ hội mới đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Thách thức
Trên thế giới xung đột địa chính trị vẫn tiếp tục và khó lường, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa có tín hiệu phục hồi, lạm phát ở nhiều nước vẫn ở cao 5,8%, rủi ro tài chính, tiền tệ còn tiếp diễn, thương mại và đầu tư thế giới sụt giảm hoặc chỉ đi ngang. Trong khi các nhà đầu tư đang có xu hướng tìm kiếm cơ hội đầu tư vào quốc gia lân cận để rút ngắn chuỗi cung ứng. Nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản - những quốc gia đầu tư FDI lớn nhất của Việt Nam, Hoa Kỳ và một số nước trong EU cố gắng hạn chế đầu tư ra nước ngoài, chuyển dịch vốn đầu tư nước ngoài trở về nước, tăng cường ưu đãi đầu tư trong nước. Nhiều tập đoàn đa quốc gia đang tái cơ cấu chuỗi sản xuất và hạn chế hoạt động đầu tư mới do triển vọng tăng trưởng toàn cầu suy giảm, trong khi chi phí đầu tư tiếp tục tăng cao.
Cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng khốc liệt, một số nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia và Malaysia với nguồn lực tốt hơn, giảm thuế hoặc hỗ trợ nhiều hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ấn Độ nổi lên như một thỏi nam châm hấp dẫn nhà đầu tư Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản nhờ chính sách hấp dẫn của Chính phủ liên bang và chính quyền các bang.
Việc các nước phát triển áp dụng quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu sẽ làm giảm vai trò của các ưu đãi truyền thống như ưu đãi về thuế, đất đai trong cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài. Trong khi môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam còn gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là thủ tục hành chính tuy đã cắt giảm nhiều nhưng vẫn còn phức tạp, làm tốn thêm thời gian và chi phí cho nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Một thách thức không nhỏ là Việt Nam chuyển hướng ưu tiên thu hút FDI các ngành công nghệ tương lai, đổi mới sáng tạo, năng lượng sạch nhưng chưa có thể chế, chính sách, cơ chế tương xứng; một số chính sách ưu đãi đầu tư đã được ban hành song chưa đáp ứng đòi hỏi của nhà đầu tư. Trong khi tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề, cung ứng điện chưa bảo đảm chất lượng, thiếu nguyên vật liệu cục bộ tại một số ngành, địa phương dẫn đến nguy cơ gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng trong ngắn hạn.
Cơ hội
Việt Nam đang có sức hút lớn đối với các tập đoàn đa quốc gia trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Châu Á. Sức hút của Việt Nam không chỉ đến từ sự ổn định kinh tế vĩ mô trong cơn biến động toàn cầu, tăng trưởng kinh tế có triển vọng phục hồi, quy mô dân số trên 100 triệu người, lao động có kỹ năng, chi phí nhân công rẻ, mà còn được bồi đắp bởi những hiệu ứng lớn đến từ những kết quả nổi bật trong quan hệ ngoại giao với các đối tác quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nga, Ấn Độ,Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Cộng đồng ASEAN. Hơn nữa, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đều nhấn mạnh đến vị thế của Việt Nam với vị trí địa lý gần các chuỗi cung ứng công nghệ cao của Châu Á, là một quốc gia trong nhóm ít chịu rủi ro bị áp thuế khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Việt Nam đã chủ động tham gia Quy tắc Thuế Tối thiểu toàn cầu; Quốc hội Việt Nam đã thông qua chủ trương áp dụng quy tắc này từ 1/1/2024, cùng với thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung trên cơ sở đạt được sự đồng thuận của các tập đoàn kinh tế đang đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Chính phủ đang lấy ý kiến các nhà đầu tư, hiệp hội ngành nghề để sớm ban hành Nghị định ưu đãi đầu tư, ngoài ưu đãi thuế, đất đai, chú trọng ưu đãi tài chính, chi phí đối với dự án quy mô lớn, công nghệ cao, công nghệ tương lai, dịch vụ hiện đại có tác động quan trọng đến tăng trưởng kinh tế với cơ cấu kinh tế hiện đại..
Việt Nam đã và đang tích cực, chủ động chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng cơ sở, hạ tầng mềm, nguồn nhân lực, hệ sinh thái doanh nghiệp để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư vào ngành công nghiệp tương lai, công nghiệp bán dẫn. Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông làm đầu mối phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hành động và chiến lược để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam, trong đó chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực; thành lập Trung tâm Ðổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cùng với ba khu công nghệ cao tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Ðà Nẵng với cơ chế ưu đãi cao để thu hút FDI thế hệ mới..
Giải pháp
Ðể thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao có thể dội vào trong một làn sóng mới, bên cạnh những lợi thế vượt trội, Việt Nam cần chủ động hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài trong những ngành công nghiệp mới, công nghệ cao, bởi điều đặc biệt của làn sóng đầu tư lần này là thời điểm để ra quyết định đầu tư rất ngắn trong khi mức độ cạnh tranh thu hút vốn giữa các quốc gia trong khu vực rất gay gắt. Nếu không đủ mức độ sẵn sàng, Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội.
Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị và Chiến lược của Chính phủ về thu hút và sử dụng vốn FDI đã đề ra định hướng, luật pháp, chính sách liên quan đến FDI đang được Nhà nước chỉ đạo thực hiện. Dưới đây, xin lưu ý một số giải pháp chủ yếu.
Hoàn thiện thể chế, luật pháp
Năm 2023 Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, ban hành nhiều luật có liên quan đến đầu tư nước ngoài như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Tín dụng, Nghi quyết về thực thi quy định Thuế Tối thiểu toàn cầu, Chính phủ đã ban hành một số chính sách mới và chuẩn bị mọi điều kiện để thu hút FDI thế hệ mới.
Vấn đề nổi lên hiện nay là làm thế nào để các luật, chính sách mới có thể được đưa nhanh vào đời sống kinh tế - xã hội, được thực thi nghiêm chỉnh trong các cấp, các ngành, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế, thu hút và sử dụng vốn đầu tư quốc tế có chất lượng hơn.
Người dân và doanh nghiệp đang mong chờ nhanh chóng hoàn thành hàng trăm Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các bộ, ngành hướng dẫn thi hành luật pháp. Hoàn thiện thể chế, luật pháp liên quan đến chủ trương chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy việc xây dựng, phát triển hệ sinh thái công dân số, lựa chọn trọng tâm, trọng điểm, có chính sách ưu tiên: đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp; phát triển hạ tầng chuyển đổi số, nền tảng chuyển đổi số; bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.
Xây dựng, phát triển hệ sinh thái công dân số là nền tảng quan trọng của chuyển đổi số quốc gia, kinh tế số là động lực quan trọng phát triển kinh tế Việt Nam, xã hội số là một nền tảng của xã hội Việt Nam, văn hóa số là một phần quan trọng của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
Cải cách thể chế, phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Tăng cường phân cấp, phân quyền phải đi đôi với kiểm tra, giám sát, phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các đơn vị được phân cấp, phân quyền.
Cần sớm ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả FDI để khắc phục tình trạng một số địa phương, Ban Quản lý KKT, KCN còn thiếu quan tâm lựa chọn dự án nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng thu hút và sử dụng FDI.
Một số Hiệp hội nước ngoài cho rằng, Nhà nước cần xây dựng chỉ số đo lường về mức độ thực thi chính sách đã có, cái gì đã làm tốt, cái gì cần xem xét lại.
Hiện đại hóa hạ tầng kinh tế - xã hội
Để phát triển các ngành công nghệ tương lai, công nghiệp bán dẫn cần hiện đại hóa đồng bộ hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng năng lượng, vì không đảm bảo chất lượng điện là một trở ngại lớn để thu hút FDI vào các ngành đó. Vì vậy Chính phủ cần có chính sách ưu đãi cao để khuyến khích các khu vực kinh tế đầu tư xây dựng điện mặt trời, điện gió, điện tái tạo, lưu trữ điện với lượng lớn tại các nhà máy năng lượng sạch và hệ thống truyền tải điện. Trước mắt, cần sửa đổi quy định hạn chế số lượng tấm pin mặt trời có thể lắp đặt trên mái nhà do hiện nay không thể đầu tư sản xuất điện mặt trời trên mái nhà vì các doanh nghiệp không nhận được chứng nhận cho phép lắp đặt.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần có lộ trình điều chỉnh giá điện từ nay đến năm 2030 để khuyến khích đầu tư vào năng lượng sạch, vì giá điện thấp nên kéo dài thời gian để thu hồi vốn đầu tư vào năng lượng sạch. Đồng thời cần thúc đẩy để sớm hoàn thiện cơ chế thị trường điện cạnh tranh, xóa bỏ độc quyền của EVN đối với xây dựng và kinh doanh điện năng; khuyến khích người tiêu dùng điện đầu tư vào các giải pháp tiết kiệm năng lượng bao gồm giảm trợ cấp giá điện.
Để nhanh chóng chuyển sang kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số, Chính phủ số cần đầu tư đồng bộ và hiện đại hạ tầng số. Theo đó, cần ban hành chính sách khuyến khích và bắt buộc sử dụng các nền tảng số quốc gia dùng chung, thúc đẩy việc kết nối, liên thông dữ liệu; đồng thời cho phép trung tâm dữ liệu được áp dụng cơ chế mua điện trực tiếp tại nguồn, các trung tâm dữ liệu khu vực (Digital Hub) được áp dụng các cơ chế đặc thù. Đồng thời, cần sớm hoàn thiện các cơ sở dữ liệu (CSDL) hiện có, bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương với CSDL quốc gia về dân cư theo đúng lộ trình, đẩy mạnh triển khai nền tảng số trong thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử, bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, CSDL, bảo vệ dữ liệu cá nhân theo đúng quy định.
Để thúc đẩy chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam, theo Eurocham Việt Nam cần:
- Thúc đẩy việc sử dụng công nghệ số trong chuỗi cung ứng để đảm bảo tính minh bạch tối đa bao gồm hệ thống theo dõi thời gian thực để tìm nguồn cung ứng nguyên liệu, quy trình sản xuất và mạng lưới phân phối;
- Tích hợp các thông số về tính bền vững trong giám sát chuỗi cung ứng, vào hệ thống theo dõi kỹ thuật số cho phép các công ty và cơ quan quản lý đo lường, kiểm soát và báo cáo hiệu quả hơn tác động môi trường của các hoạt động công nghiệp trong toàn bộ chuỗi cung ứng;
- Triển khai các cơ chế kỹ thuật số để bảo vệ sở hữu trí tuệ, cụ thể là thiết lập hệ thống theo dõi và ghi hồ sơ kỹ thuật số tiên tiến cho tất cả các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, áp dụng các giao thức mã hóa và môi trường dữ liệu an toàn phải là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo những người có thẩm quyền mới được phép truy cập vào dữ liệu IP nhạy cảm.
Về Hạ tầng giao thông, cần rà soát, xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; đẩy mạnh hơn nữa công tác phân cấp, phân quyền, nhất là những nội dung còn chồng chéo, gây khó khăn cho hoạt động của người dân, doanh nghiệp, những vướng mắc trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Nhà nước cần ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vận tải chuyển nhanh sang kinh tế xanh, sử dụng nhiên liệu ít khí thải gây hiệu ứng nhà kính; hoàn thiện Phương thức Hợp tác Công - Tư để thu hút vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, đồng thời đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công, hoàn thành đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng công trình với chi phí hợp lý.
Cuối cùng, cần thúc đẩy cải cách nền hành chính quốc gia, đẩy nhanh việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, giảm biên chế, nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức của đội ngũ công chức, viên chức, đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện Chính phủ kiến tạo, Chính phủ số, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 6 khóa XIII, "Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới".
Các Hiệp hội nghề nghiệp kiến nghị cần tiếp tục cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, định ra thời hạn buộc các địa phương, cơ quan hành chính thực hiện các thủ tục hành chính tại một Trung tâm bằng trực tuyến theo Chính phủ số; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ công của bộ máy hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với thế giới.
Thực hiện có kết quả các giải pháp trên đây sẽ góp phần thực hiện định hướng thu hút FDI có chất lượng và hiệu quả cao hơn.