Tính đến ngày 29/12/2021, nhóm 15 tổ chức này hiện nắm giữ tổng cộng hơn 114 triệu cổ phiếu VRE, tương đương 5% cổ phần của Vincom Retail.
Lớn nhất là RWC Emerging Equities sở hữu 47,2 triệu cổ phiếu. Được biết RWC Partners là một công ty quản lý quỹ có trụ sở tại Anh, hiện đang quản lý khoảng 23,5 tỷ USD.
|
Nguồn: VRE. |
Thời gian gần đây, VRE luôn được khối ngoại mua ròng mạnh với cả lượng mua và bán đều lớn trước khi trở lại bán ròng hơn 1,4 triệu cổ phiếu trong phiên 6/1.
Sau khi nhóm nhà đầu tư RWC thành cổ đông lớn, cổ phiếu VRE đã có những phiên bứt phá mạnh đầu năm 2022, từ mức 30.100 đồng ngày 31/12 lên 35.600 đồng vào ngày 6/1, tăng 18%. Tuy vậy cổ phiếu này lại có đà giảm trong phiên 7/1 về còn 34.750 đồng.
Hiện Vingroup đang sở hữu đang sở hữu 60% và nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 30% vốn của Vincom Retail.
Trong thời gian gần đây, nhiều đồn thổi cho răng MSN sẽ mua lại VRE, tuy nhiên theo Chứng khoán Bản Việt (VCSC), ban lãnh đạo công ty MSN khẳng định những tin đồn gần đây về việc MSN sẽ mua lại VRE là không đúng.
Vào cuối năm 2019, Tập đoàn Masan mua lại Công ty VinCommerce (sở hữu hệ thống siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện lợi Vinmart, Vinmart+) và Công ty VinEco từ Tập đoàn Vingroup. Tập đoàn Masan nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông.
Sau cú bắt tay, Masan đã tiếp nhận khoản lỗ hơn 100 triệu USD từ VinCommerce, trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm vận hành trong lĩnh vực bán lẻ.
Ông Nguyễn Đăng Quang nhận định thương vụ này làm tập đoàn vốn đã đa ngành còn trở thành đa ngành hơn nữa, và tiếp tục khắc sâu những nghi ngại là các thương vụ mua bán, sáp nhập của Masan dường như không đạt được các mục tiêu chiến lược và tài chính như mong muốn.