Vì sao SCIC chưa thoái vốn tại các doanh nghiệp lớn như Sabeco, FPT, Vinatex?

Danh sách thoái vốn của SCIC trong năm 2022 thiếu vắng nhiều cái tên được mong chờ như Sabeco, Nhựa Tiền Phong, FPT, Bảo Việt, Vinatex... 
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa công bố danh sách thoái vốn năm 2022 với 101 đơn vị, cao hơn nhiêu so con số 88 doanh nghiệp trong năm 2021. Trong danh sách thoái vốn 2022, SCIC đã bán vốn thành công tại 17 đơn vị.
Trong đó có những khoản đầu tư lớn như tại Seaprodex lên tới 792 tỷ đồng (63%), Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 là 509 tỷ (40%), Tổng Công ty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam 569 tỷ (98%), CTCP Giao nhận kho vận ngoại thương 266 tỷ (99%), Phim Giải phóng 203 tỷ (100%), Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP) với 514 tỷ (11%), Nhiệt điện Hải Phòng (HNX: HTP) là 450 tỷ (9%), Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP), Nhựa Việt Nam (UPCoM: VNP), Tổng công ty Licogi (UPCoM: LIC)...
Thông thường khi có thêm các thông tin thị trường về thời điểm, giá thoái vốn... sẽ tạo ra những đợt sóng tăng/giảm đối với các cổ phiếu liên quan. 
Vi sao SCIC chua thoai von tai cac doanh nghiep lon nhu Sabeco, FPT, Vinatex?
 
Đáng nói, nhiều cái tên được mong chờ thoái vốn năm 2021 không có trong danh sách như Sabeco, Nhựa Tiền Phong, FPT, Bảo Việt, Vinatex... Trong đó, SCIC đang nắm 3,26% vốn BVH tương ứng 222 tỷ đồng, hay 5,93% vốn tại FPT (160 tỷ đồng), 37% vốn tại NTP chiếm 437 tỷ đồng, 36% vốn Sabeco với 2.309 tỷ đồng, 53,49% vốn Vinatex với 2.674 tỷ đồng, 
Dù cuối năm trước, Bộ Tài chính có công văn gửi SCIC đề nghị tập trung thoái vốn tại 3 doanh nghiệp là Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH), Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (HoSE: BMI) và CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP).
SCIC cũng vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2021 với doanh thu đạt 7.714 tỷ đồng, giảm 2,5% so với năm trước.
Trong doanh thu, doanh thu từ cổ tức và lợi nhuận được chia chiếm tỷ trọng lớn nhất khi đạt 4.341 tỷ đồng, doanh thu từ bán các khoản đầu tư đạt 1.933 tỷ đồng, doanh thu lãi tiền gửi, lãi trái phiếu đạt 1.430 tỷ đồng, còn lại là thu cho thuê bất động sản và khác.
Do được hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư gần 3.351 tỷ đồng nên SCIC báo lãi gộp tới 10.119 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm trước.
SCIC ghi nhận lỗ từ liên doanh liên kết đến 5.959 tỷ đồng (doanh nghiệp không thuyết minh cụ thể khoản mục này).
SCIC vẫn báo lãi sau thuế giảm gần 60% về còn 2.584 tỷ đồng trong năm 2021. Đáng kể, lợi nhuận chưa phân phối của SCIC âm 4.499 tỷ đồng trong khi đến cuối năm 2020 vẫn dương 1.482 tỷ đồng.
Tính tới cuối năm 2021, quy mô tổng tài sản của SCIC đạt 57.691 tỷ đồng, giảm 9,1% so với đầu năm. Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, với giá trị 44.650 tỷ đồng, giảm 2,8% so với đầu năm. Tuy vậy, SCIC cũng phải dự phòng 88 tỷ đồng giảm giá cho khoản đầu tư này. 
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN