Theo đó, TCO sẽ phát hành thêm 58,5 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ từ 187 tỷ lên gấp 4,1 lần tới 772 tỷ đồng.
Tỷ lệ hoán đổi là 1:4,5, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu của An Vi sẽ được hoán đổi lấy 4,5 triệu cổ phiếu TCO. Thời gian thực hiện trong năm 2024.
Đối tượng phát hành là 3 cổ đông cá nhân của CTCP Xuất nhập khẩu An Vi gồm ông Đỗ Văn Lựa (19,89 triệu cổ phiếu), bà Phạm Vũ Thu Sương (19,3 triệu cổ phiếu), và bà Nguyễn Thị Hạnh (19,3 triệu cổ phiếu).
|
Danh sách nhà đầu tư hoán đổi cổ phiếu TCO |
Được biết, An Vi được thành lập vào năm 2020 với vốn điều lệ 130 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là xay xát và sản xuất bột thô. An Vi sở hữu nhà máy xay xát lúa gạo với tổng diện tích đất khoảng 11,7 ha tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
TCO đánh giá nhà máy của An Vi là một trong những nhà máy lớn nhất tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long ở thời điểm hiện tại. Do đó, việc TCO và An Vi liên kết sẽ giúp giảm thiểu tối đa chi phí logistics và tăng tính cạnh tranh về thời gian phục vụ và giá cả.
Sau khi phát hành thành công, TCO sẽ trở thành chủ sở hữu duy nhất nắm 100% vốn điều lệ của An Vi. Theo đó, An Vi sẽ được chuyển đổi loại hình kinh doanh thành Công ty TNHH MTV.
Còn về tình hình kinh doanh của TCO, năm 2023 là một năm ghi nhận sự bết bát của doanh nghiệp này khi doanh thu vỏn vẹn 29 tỷ đồng, lao dốc 98% so năm trước. Do đó lợi nhuận sau thuế cũng chỉ đạt 7,5 tỷ đồng, suy giảm mạnh 83% so năm trước. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất mà TCO đạt được trong 15 năm qua.
Kết quả kinh doanh ảm đạm nên cổ phiếu TCO cũng lùi về dưới mệnh giá, còn 9.380 đồng/cp đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/2, ghi nhận mức giảm hơn 5,3% trong vòng 3 tháng qua.