Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên dự kiến tổ chức trong tháng 6 tới.
Theo đó, năm 2022, GVR dự báo tiếp tục là một năm khó khăn, nhất là đối với hoạt động khai thác mủ cao su, lĩnh vực kinh doanh chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất Tập đoàn. Tuy nhiên, theo tinh thần ngày càng phát triển Tập đoàn cần xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả, tăng trưởng 5 – 10% so với năm 2021.
Do đó, GVR đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận hợp nhất trước thuế là 29.707 tỷ đồng và 6.480 tỷ đồng; doanh thu và lợi nhuận trước thuế riêng Công ty mẹ lần lượt là 4.460 tỷ đồng và 2.310 tỷ đồng. Cổ tức dự kiến 5%.
Kế hoạch này khả quan hơn so với kết quả thực hiện trong năm 2021 với doanh thu hợp nhất 28.351 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 5.340 tỷ đồng. Với kết quả đó, GVR quyết định chi trả cổ tức tỷ lệ 4%.
|
Kết quả kinh doanh năm 2021 của GVR |
Theo GVR, trong năm 2022 này, Tập đoàn đặc biệt tiếp tục rà soát, tính toán và cân đối các nguồn thu khác từ hoạt động thoái vốn ngoài ngành như tiếp tục thoái vốn mã cổ phiếu VRG của CTCP Phát triển Đô thị và KCN Cao su Việt Nam, đồng thời bán cổ phiếu thưởng của mã cổ phiếu SIP của Đầu tư Sài Gòn VRG. Hiện GVR đang nắm giữ 15,5% vốn tại VRG và 1,48% SIP.
GVR cũng tiếp tục thực hiện chính sách tiết giảm đầu tư, chỉ đầu tư những hạng mục thật sự cấp thiết, tiếp tục dừng, giãn đầu tư những hạng mục chưa thật sự cần thiết, nguồn vốn cân đối được tập trung trả nợ vay ngân hàng để giảm áp lực tài năm 2022 Tập đoàn và các đơn vị thành viên sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển các dự án khu công nghiệp / cụm công nghiệp trên đất cao su chuyển đổi theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt (dự án Nam Tân Uyên / An Điền mở rộng tại tỉnh Bình Dương, dự án Hiệp Thạnh tại tỉnh Tây Ninh...).
Cũng trong năm 2022, Tập đoàn tập trung vào các nhiệm vụ chính là hoàn thành việc trình và phê duyệt tăng vốn điều lệ cho các công ty TNHH MTV cao su để đáp ứng yêu cầu phát triển.
Ngoài ra, GVR cũng khẩn trương thực hiện các nội dung tái cơ cấu đơn vị thành viên, tái cơ cấu Tập đoàn như Đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó trọng tâm là thoái vốn đầu tư ngoài ngành, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp gắn với việc thoái vốn đầu tư, phát triển các khu công nghiệp trên đất cao su bao gồm các dự án mở mới và các dự án mở rộng, hình thức đầu tư có thể là Tập đoàn, các đơn vị thành viên làm chủ đầu tư trực tiếp trên đất cao su chuyển đổi hoặc tiếp tục thành lập doanh nghiệp để huy động thêm vốn ngoài Tập đoàn (trong điều kiện không cân đối đủ nguồn lực đối ứng) để thực hiện các dự án đầu tư.