SSI: Ngành năng lượng, tiêu dùng và bất động sản có thể tăng trưởng mạnh nhất năm 2021

Theo dự báo của SSI, ngành năng lượng, tiêu dùng không thiết yếu và bất động sản là 3 lĩnh vực có thể đạt mức tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2021.
Chứng khoán SSI vừa công bố báo cáo sơ lược về triển vọng vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 với câu hỏi liệu Việt Nam có thể tiếp tục vượt MSCI Frontier Index?
VNIndex liên tục tăng trưởng vượt trội hơn so với chỉ số MSCI FM trong 5 năm qua. Tính từ đầu năm 2020, VNIndex tiếp tục tăng mạnh hơn 12,7% so với chỉ số MSCI FM. Tương tự như các thị trường khác, nhóm Mid-cap đã tăng nhiều hơn 12% so với VN30 trong năm 2020, sau 3 năm liên tiếp kém hiệu quả hơn nhóm VN30.
Trong đợt đánh giá mới nhất, MSCI đã công bố tỷ trọng của Việt Nam trong rổ chỉ số MSCI Frontier Market 100 sẽ tăng từ 12,5% lên 28,76% vào tháng 11/2021 sau 5 giai đoạn. Hiện tại, Việt Nam có tỷ trọng 14,2% trong rổ chỉ số này.
SSI: Nganh nang luong, tieu dung va bat dong san co the tang truong manh nhat nam 2021
 
Theo SSI, một mặt, đây có thể là yếu tố tích cực thu hút dòng vốn nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam trong năm 2021. Nhưng cũng cần lưu ý rằng MSCI cũng đang tham vấn về việc phân loại lại thị trường Argentina (từ Thị trường mới nổi (Emerging market) sang Thị trường cận biên (Frontier market) hoặc Thị trường độc lập (Standalone market). Tuy nhiên, chúng ta cần đợi đến tháng 6/2021 để xem liệu nước này có quay trở lại thị trường cận biên hay không. Nếu có, Argentina có thể chiếm một phần lớn thị tỷ trọng của thị trường Việt Nam trong rổ chỉ số.
Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục là động lực chính cho thị trường chứng khoán. Số lượng tài khoản mở mới đạt đỉnh vào tháng 11, mức cao nhất theo tháng từ trước đến nay. Nhà đầu tư nước ngoài từng chiếm 15-18% tổng giá trị giao dịch trong những năm trước đây.
Tuy nhiên, tính đến 11 tháng 2020, tỷ trọng NĐTNN giảm xuống chỉ còn 12% và chỉ còn khoảng 7,7% trong những tuần gần đây. Nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 700 triệu USD trong 11 tháng 2020 và chỉ có các quỹ ETF có dòng vốn vào ở mức khiêm tốn, đạt 95 triệu USD trong 11T2020.
SSI cho rằng, nếu dòng vốn nước ngoài quay trở lại vào năm 2021, đặc biệt với tỷ trọng cao hơn cho Việt Nam trong chỉ số MSCI FM, đây sẽ là yếu tố hỗ trợ mạnh cho thị trường chứng khoán trong năm 2021 do SSI nhận thấy nhà đầu tư cá nhân thường có động thái hành động theo nhà đầu tư nước ngoài.
Triển vọng lợi nhuận 2021 của các công ty niêm yết như thế nào?
Năm 2021, SSI ước tính tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết trong phạm vi nghiên cứu của SSI là 23% sau khi giảm 17% trong năm nay.
Tại ngày 28/12/2020, hệ số P/E thị trường năm 2021 ở mức 16,03 lần. Theo dữ liệu lịch sử của thị trường Việt Nam, SSI chọn thời gian tham chiếu P/E trong vòng 3 năm qua vì đây là khoảng thời gian thị trường chứng khoán Việt Nam đạt mức tăng trưởng mạnh về quy mô và nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng đầu tư hơn trong bối cảnh chu kỳ nền kinh tế tăng trưởng mạnh. P/E trung vị trong giai đoạn 2018-2020 là 16,4 lần và mức P/E đạt được cao nhất là 21,6 lần tại ngày 22/3/2018.
SSI: Nganh nang luong, tieu dung va bat dong san co the tang truong manh nhat nam 2021-Hinh-2
 
Với hệ số P/E thị trường là 16,03 lần, theo quan sát của SSI, định giá hiện tại của hầu hết các ngành đã quay trở lại mức trước Covid, ngay cả khi tính đến lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ năm 2021.
Tuy nhiên, SSI thừa nhận rằng năm 2020-2021 có thể sẽ khác, đặc biệt khi tính đến thanh khoản dồi dào và vai trò của nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là nhà đầu tư “F0” ngày càng tăng.
Ngoài ra, định giá thị trường Việt Nam vẫn còn thấp hơn tương đối so với các nước khác trong khu vực. Trong kịch bản tốt nhất, dòng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán sẽ là động lực giúp P/E thị trường năm 2021 đạt mức cao kỷ lục như mức đã đạt được trong vòng 3 năm qua.
Trong kịch bản cơ sở, SSI sử dụng mức hệ số P/E 18 lần cho chỉ số VNIndex trong năm 2021 (tương đương với triển vọng tăng giá là 12,3%).
Ngành Ngân hàng và Bất động sản là hai ngành lớn nhất trong VNIndex, với tỷ trọng lần lượt là 27% và 26%. Cần lưu ý rằng cả hai lĩnh vực này đều được cho là hưởng lợi trong đại dịch do môi trường lãi suất thấp và thanh khoản dồi dào giúp cải thiện NIM của các ngân hàng niêm yết, trong khi rủi ro hình thành nợ xấu là hạn chế do đợt bùng phát dịch Covid thứ hai và thứ ba diễn ra rất ngắn. Mặt khác, giá bất động sản tiếp tục tăng trong bối cảnh nguồn cung tại Tp.HCM ở mức hạn chế.
Theo dự báo của SSI, ngành năng lượng, tiêu dùng không thiết yếu và bất động sản là 3 lĩnh vực có thể đạt mức tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2021.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN