PVS: Xây dựng chuỗi cung ứng M&C cho điện gió ngoài khơi toàn cầu

PVS đặt mục tiêu phát triển chuỗi giá trị xây dựng cơ khí cho lĩnh vực điện gió ngoài khơi toàn cầu tại Việt Nam. 
Ngày 29/5, ĐHĐCĐ thường niên của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) ghi nhận có 118 cổ đông (chiếm 59% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành) tham dự.
Đại hội chủ yếu thảo luận về khối lượng công việc tiềm năng từ dự án Lô B, kho cảng LNG và lĩnh vực điện gió ngoài khơi, cũng như kết quả kinh doanh sơ bộ nửa đầu năm 2023 của PVS.
Theo đó, cổ đông PVS đã thông qua định hướng phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo ngoài khơi. Đồng thời PVS có kế hoạch thâm nhập thị trường năng lượng tái tạo bằng việc trở thành nhà thầu tiêu chuẩn quốc tế cho lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Trong các giai đoạn sau, PVS định hướng trở thành nhà phát triển các dự án năng lượng tái tạo, bắt đầu từ các dự án tại Việt Nam.
PVS: Xay dung chuoi cung ung M&C cho dien gio ngoai khoi toan cau
 
PVS đặt mục tiêu phát triển chuỗi giá trị xây dựng cơ khí cho lĩnh vực điện gió ngoài khơi toàn cầu tại Việt Nam. Chuỗi giá trị này bao gồm PVS là nhà thầu chính và một số nhà thầu phụ. Điều này sẽ giúp PVS hưởng lợi từ tiềm năng lớn của lĩnh vực điện gió ngoài khơi.
Cổ đông đã thông qua việc PVS tham gia các gói thầu cho các dự án trong nước như mỏ khí Lô B, đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn, mỏ khí Sư Tử Trắng giai đoạn 2 và kho cảng LNG Sơn Mỹ.
Cho năm 2023, PVS đặt mục tiêu khá thận trọng với doanh thu đạt 13,2 nghìn tỷ đồng, giảm 19,4% so năm trước. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm mạnh gần 41% về còn 560 tỷ đồng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, trong 5 năm qua, PVS đã vượt kế hoạch lợi nhuận trung bình 35%.
Ban lãnh đạo PVS đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 6 tháng đầu năm 2023 với doanh thu đạt 7,2 nghìn tỷ đồng, giảm 5% so cùng kỳ và lãi trước thuế 440 tỷ đồng, tăng gần 18%.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN