PVS: Cơ hội khi chuyển sang mảng điện gió ngoài khơi

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng lợi nhuận cốt lõi của PVS chỉ ghi nhận sự đột biến từ năm 2024 khi mà các dự án chân đế điện gió hoặc dự án Sư Tử Trắng 2B được ghi nhận. 
PVS đang dần chuyển dịch sang mảng năng lượng tái tạo
Theo VDSC, PVS đang dần chuyển dịch lĩnh vực kinh doanh sang mảng điện gió ngoài khơi dựa vào lợi thế về cơ sở vật chất cũng như sự hỗ trợ từ chính phủ. Sở hữu hệ thống bãi cảng trải dài cả nước như cảng PTSC Đình Vũ, cảng Nghi Sơn, cảng Hòn La, cảng Sơn Trà, cảng Dung Quất, cảng Phú Mỹ hay đặc biệt là cảng Sao Mai – Bến Đình, là lợi thế lớn của PVS.
Trong giai đoạn 2021-2022, PVS đã thực hiện nhiều gói thầu liên quan đến khảo sát địa chấn, đo gió, lắp đặt turbines gió, vận chuyển lắp đặt cáp ngầm ở các dự án như Thăng Long, La Gàn, Hải Long… để hoàn thiện năng lực của mình. Bên cạnh đó, công ty đã ký MOU với nhiều đối tác để hợp tác phát triển các dự án trong và ngoài nước như Orsted, Semcorp, RENOVA.
PVS: Co hoi khi chuyen sang mang dien gio ngoai khoi
 
Tính đến thời điểm hiện tại, PVS đã bắt đầu tham gia sâu hơn vào lĩnh vực EPC điện gió với gói thầu 2 trạm biến áp ngoài khơi của dự án Hải Long (giá trị 50 triệu USD) hay gần nhất là gói thầu xây dựng 32 chân đế cho dự án điện gió ngoài khơi của Orsted Taiwan Limited (giá trị 300 triệu USD). Các dự án này được ghi nhận trong giai đoạn 2023-2024.
Với các dự án quốc tế, PVS nhiều khả năng tham gia với tư cách nhà thầu. Với các dự án trong nước, PVS vừa có thể trở thành nhà đầu tư và cũng là nhà thầu.
Về triển vọng các dự án trong nước, tỷ trọng điện gió (trên bờ, gần bờ và ngoài khơi) theo quy hoạch điện 8 sẽ chiếm 26% trong cơ cấu công suất cũng như 28% sản lượng mục tiêu đến năm 2050. Chính vì thế, đây là ngành rất tiềm năng và PVS có thể tận dụng để tạo dòng tiền ổn định từ chính các dự án đầu tư bên cạnh dòng tiền từ mảng FSO, FPSO.
PVS: Co hoi khi chuyen sang mang dien gio ngoai khoi-Hinh-2
 
Các dự án dầu khí hỗ trợ backlog trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo
Việc chuyển dịch sang mảng năng lượng tái tạo sẽ là một quá trình dài hơi. Do đó các dự án dầu khí sẽ là sự bổ sung ngắn hạn vào backlog của PVS để đảm bảo khối lượng công việc cho mảng M&C.
Trước mắt, dự án Lô B và Sư Tử Trắng 2B là 2 dự án có tiềm năng theo đánh giá của VDSC. Cụ thể, dự án Sư Tử Trắng 2B dự kiến sẽ được triển khai EPCI (thiết kế, mua sắm, chế tạo, lắp đặt, đấu nối và chạy thử) vào cuối năm 2023 để kịp đón dòng khí về bờ vào đầu năm 2026.
Trong khi đó, dự án Lô B đang được đẩy nhanh để có FID vào giữa 2023 khi mà tiến độ dự án đã chậm trễ trong nhiều năm. Tuy nhiên, VDSC vẫn thận trọng để ngoài dự phóng giá trị của dự án Lô B do một số yếu tố không chắc chắn về tiến độ.
Điểm rơi lợi nhuận vào năm 2024
Dù có nhiều tín hiệu tích cực hiện tại, VDSC cho rằng lợi nhuận cốt lõi của PVS chỉ ghi nhận sự đột biến từ năm 2024 khi mà các dự án chân đế điện gió hoặc dự án Sư Tử Trắng 2B (nếu thực hiện đúng tiến độ) được ghi nhận.
Cho năm 2023, VDSC dự phóng doanh thu và LNST cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 18.524 tỷ đồng và 808 tỷ đồng. Lợi nhuận tiếp tục chủ yếu đến từ các liên doanh liên kết và hoàn nhập dự phóng bảo hành công trình.
Với năm 2024, PVS có thể đạt được doanh thu 21.977 tỷ đồng và LNST cổ đông công ty mẹ tăng trưởng 30% và đạt 1.047 tỷ đồng.
Hà Thảo

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN